Kỹ năng khen chê đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp và
quản lý nhân sự, không chỉ giúp bạn tạo dựng mối quan hệ mà còn được mọi người
yêu quý, nhưng rất ít người quan tâm đến việc khen, chê như thế nào cho tốt nhất
và hợp lý nhất.
Khen, chê cũng cần đến kỹ năng sao cho tốt và hợp lý nhất |
1. Bí quyết đầu tiên
trong kỹ năng khen chê tốt: Chọn thời điểm thích hợp
Không nên phê bình người khác khi đang tức giận, nó có thể khiến
bạn khó tránh khỏi những lời mắng nhiếc nặng nề. Bạn cũng không nên phê bình họ
trước mặt nhiều người vì như vậy, họ sẽ nghĩ bạn đang cố tình làm nhục họ.
Không ai có thể chịu đựng nổi những lời phê bình khi họ đang
buồn phiền hoặc mệt mỏi. Thời điểm thích hợp nhất sẽ là lúc họ đang có tâm trạng
tốt.
Như tác giả Adrian Gostick và Chester Elton từng nói trong
cuốn sách “Câu chuyện nhà quản lý cà rốt và nghệ thuật khen thưởng” rằng “Khen
thưởng là cơ sở để tạo dựng một lực lượng lao động có năng suất cao và tinh thần
làm việc hăng hái, thậm chí nó còn tạo ra những nhà quản lý xuất sắc”.
Khen cũng cần phải đúng lúc, kịp thời, không nên đụng đâu
khen đó, nếu không sẽ thành xu nịnh, tâng bốc.
2. Khách quan trong việc khen, chê
Để khen, chê ai đó bạn phải quan sát, đánh giá họ qua nhiều
mặt, tìm hiểu các yếu tố tác động bên ngoài… Không nên vị kỷ, thiên vị, ỷ lại
vào vị thếhơn người khác mà khen, chê không đúng người, đúng việc.
3. Công khai tin tốt, nói riêng tin xấu
Trước mặt nhiều người, ai cũng thích mình được khen hơn là bị
chê trách. Chỉ cần những câu nói đơn giản như: Hãy cho anh ấy một tràng pháo
tay hay anh ấy đã làm việc rất chăm chỉ trong thời gian qua… sẽ làm cho người
khác có thêm tự tin và động lực hơn rất nhiều.
Khi bắt gặp lỗi của ai đó, bạn phải giữ bình tĩnh, gặp riêng
để bàn luận, tránh nóng vội mà nói trước mặt nhiều người sẽ làm cho họ bị tổn
thương và có thể gây ra hiềm khích không đáng có.
Quan sát, tìm ra những điểm nổi bật của người khác để khen giúp họ có thể động lực |
4. Biết quan tâm, chú ý đến những điểm tốt của người khác
Cố gắng học cách khen người khác thông qua việc quan sát, tìm
ra những điểm nổi bật mà họ có. Ví dụ như: khi bạn thấy nhân viên của mình thường
xuyên đi làm sớm, bạn có thể hỏi họ bí quyết và học hỏi theo. Điều đó sẽ giúp họ
có thêm động lực đấy.
5. Chú ý đến thứ tự trong kỹ năng khen chê: Khen trước, chê sau
Khi xem các chương trình truyền hình, bạn thường thấy ban
giám khảo luôn dành những lời khen lúc đầu, rồi mới nhận xét những mặt hạn chế
của thí sinh như: “Giọng của em rất cao và sáng. Tuy nhiên, có một số chỗ còn bị
lỗi nhịp”.
Khi đó, lời khen làm cho người nghe thấy được mặt tích cực của
bản thân, khả năng được công nhận, còn lời phê bình sẽ trở nên nên nhẹ nhàng,
người nghe dễ chấp nhận và thuyết phục hơn rất nhiều.
6. Biết cách đồng cảm là kỹ năng khen chê quan trọng nhất
Biết cách đồng cảm và chia sẻ với người khác, đặt mình vào
trong tình huống của họ để xem xét, ứng xử sao cho hợp lý. Nếu bạn gặp một người
không tự tin, bạn cần động viên và khen những điểm mạnh mà bạn ấy có. Khen ở
đây phải đúng sự thật chứ không phải bịa ra để tránh làm cho họ nghĩ bạn đang
nói dối hay chửi khéo họ.
Chê cũng vậy, bạn phải hiểu tại sao họ lại làm sai chuyện
đó, biết rõ nguyên nhân rồi mới đưa ra cách giải quyết. Khi bạn của bạn tới trễ
vì lý do kẹt xe, và bạn hiểu được tình huống đó thì bạn có thể nói: “Vào giờ
cao điểm thế này, tôi cũng hay bị trễ lắm, nhưng lần sau nên dậy sớm một chút,
bạn sẽ không bị trễ nữa đâu”.
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét