This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

5 bảo bối cho người bắt đầu học tiếng Anh

Trong bài viết này, tiếng Anh Benative sẽ chia sẻ cho các bạn những bảo bối vô cùng hữu ích khi bắt đầu học tiếng Anh, giúp việc học của bạn hiệu quả và nhẹ nhàng hơn.

Bảo bối cho người bắt đầu học tiếng Anh

Bài hát bảng chữ cái tiếng Anh

Bài hát ABC đã quá nổi tiếng và là bài hát nằm lòng của bất cứ ai khi mới học tiếng Anh, nó giúp các bạn nhớ cách đọc của các chữ cái tiếng Anh thật dễ dàng với sự hỗ trợ của âm nhạc. Nhớ được các chữ cái này sẽ giúp bài học đánh vần những ngày đầu học tiếng Anh đơn giản hơn bao giờ hết.

Bản phiên âm tiếng Anh quốc tế IPA

Bạn đã biết đến bản phiên âm tiếng Anh quốc tế IPA chưa? Nếu chưa thì bạn hãy tìm hiểu ngay về nó vì nó là một trong những công cụ học hỗ trợ học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Bản phiên âm tiếng Anh quốc tế hướng dẫn cách phát âm của 44 ký tự tiếng Anh vô cùng chi tiết và tỉ mỉ, từ khẩu hình miệng, cách di chuyển của lưỡi và luồng hơi… Bạn đừng cho rằng cách học này quá tốn thời gian vì bạn chỉ cần kiên trì trong 1 tháng để có thể nắm vững bản phiên âm quốc tế này và thời gian đó là hoàn toàn xứng đáng để đổi lấy việc nắm vững cách phát âm chuẩn, tiết kiệm thời gian học nghe nói về sau.

Flashcard học từ vựng

Flashcard học từ vựng tiếng Anh

Những bộ flashcard từ vựng tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng học tiếng Anh bởi tính tiện dụng và hiệu quả của nó. Bạn có thể mua các bộ thẻ được làm sẵn tại các hiệu sách hoặc tự làm bộ flashcard của mình bằng cách cắt các tấm bìa nhỏ rồi viết thông tin lên trên cả 2 mặt của tấm thẻ, một mặt ghi từ tiếng anh, phiên âm và câu ví dụ; mặt sau ghi nghĩa của từ tiếng Anh đó. Khi học, bạn sẽ nhìn vào một mặt và đoán thông tin mặt còn lại, điều đó giúp kích thích não bộ hồi tưởng lại và ghi nhớ từ vựng tốt hơn. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo bộ flashcard của mình với màu sắc và hình ảnh minh họa để giúp việc ghi nhớ hiệu quả hơn. Những bộ flashcard không chỉ là bảo bối cho những người bắt đầu học tiếng Anh mà vẫn luôn hữu ích cho quá trình học tiếng Anh về sau của bạn.

Truyện tranh tiếng Anh

Truyện tranh tiếng Anh, đặc biệt là truyện thiếu nhi, hữu ích cho người mới bắt đầu vì nội dung của nó thường đơn giản, lại có hình ảnh minh họa để bạn có thể đoán được nội dung ngay cả khi chưa biết một từ vựng tiếng Anh. Sử dụng truyện tranh tiếng Anh, bạn có thể tập luyện kể lại câu chuyện bằng cách nhìn hình ảnh, cách này giúp ghi nhớ tốt hơn vì bạn ghi nhớ từ và câu thông qua các câu chuyện, hình ảnh. Thêm vào đó, luyện tập kể chuyện theo hình vẽ còn giúp các bạn có thể rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh. Rất hữu ích phải không các bạn?

Phần mềm học tiếng Anh

Trong thời đại công nghệ thông tin thì các phần mềm đang trở thành công cụ đắc lực giúp cho việc học tiếng Anh của chúng ta. Các phần mềm chứa các nội dung đa dạng từ ngữ pháp, các video luyện nghe nói và hỗ trợ học từ vựng với phần phát âm, hình ảnh và nhắc nhở ôn tập từ. Với chức năng đa dạng và sự tiện dụng để học mọi lúc, mọi nơi, các phần mềm học tiếng Anh là công cụ không thể bỏ qua cho người mới học tiếng Anh.

Hành trình học tiếng Anh của chúng ta sẽ bớt khó khăn hơn khi bạn có trong tay những trợ thủ hỗ trợ việc học tập. Mong rằng bài viết của Benative đã gợi ý cho các bạn những công cụ giúp các bạn bắt đầu học tiếng Anh thuận lợi hơn.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại thuyết phục


Ngày nay kỹ năng giao tiếp được đánh giá rất cao dù là trong các hoạt động hàng ngày cũng như trong công việc. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, điện thoại ra đời đã làm thay đổi to lớn bộ mặt của xã hội. Và kỹ năng giao tiếp qua điện thoại cũng được chú trọng hơn, nó được coi là một phần của văn hóa giao tiếp hàng ngày, và là một kỹ năng cần thiết của mỗi cá nhân.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp qua điện thoại để xây dựng mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn bằng những kỹ năng cơ bản sau đây.

Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại là một phần của văn hóa giao tiếp hàng ngày
Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại là một phần của văn hóa giao tiếp hàng ngày

Khi bạn là người nhận cuộc gọi

Khi là người tiếp nhận cuộc gọi, bạn cần giữ thái độ niềm nở và tích cực khi trả lời cuộc gọi. Bạn nên nghe máy ở hồi chuông thứ 2 hoặc thứ 3, không nên để chuông đổ quá lâu cũng không nên vội vàng bắt máy, vì bạn cần có thời gian chuẩn bị cho cuộc trò chuyện đó. Ngoài ra là người nghe bạn cũng cần một số kỹ năng khác ở bên dưới.

– Thể hiện sự nhiệt tình:
Việc bạn tỏ ra nồng nhiệt, quan tâm và ngọt ngào khi nghe điện thoại sẽ giúp người gọi thoải mái và dễ dàng giao tiếp với bạn hơn.

– Sử dụng nụ cười:
Một nụ cười thân thiện sẽ đem lại không khí vui vẻ, gần gũi trong giao tiếp. Đừng nghĩ rằng chỉ khi nói chuyện trực tiếp đối phương mới biết tâm trạng của bạn như thế nào mà ngay cả khi họ chỉ cần nghe thôi họ cũng có thể đoán ra điều ấy. Hãy thể hiện cuộc giao tiếp như mình đang giao tiếp với một người bạn đã quen từ lâu, thì sự thoải mái và gần gũi sẽ xuất hiện

– Tránh làm việc riêng khi nghe điện thoại:
Một số bạn thường có thói quen nhai kẹo, hút thuốc, ăn uống hay thâm chí là nói chuyện với người bên cạnh khi đang nghe điện thoại. Điều đó thực sự không tốt chút nào, đừng nghĩ là đối phương sẽ không phát hiện ra, ngay lập tức họ có thê cảm nhận được và chắc chắn họ sẽ cảm thấy bị thiếu tôn trọng. Do đó khi giao tiếp qua điện thoại bạn cần thể hiện sự tập chung của mình, tránh làm việc riêng mà hãy chờ khi bạn chắc chắn là đã gác máy hoàn toàn.

– Đừng để người gọi độc thoại
Người gọi đến thường đã chuẩn bị rất kỹ cho nội dung cuộc trò chuyện, họ chủ động đi vào vấn đề, đặt câu hỏi cho bạn… Họ sẽ nói nhiều, nhưng bạn đừng chỉ biết im lặng lắng nghe, hãy đáp lại họ bằng những câu như: “Vâng, tôi hiểu, tôi đang nghe bạn (anh, chị) nói…”. Những câu trả lời dù ngắn nhưng điều đó thể hiện cho người nói biết rằng bạn vẫn đang lắng nghe họ và hiểu họ muốn nói gì.

– Giọng nói từ tốn, vừa phải
Khi người gọi tới có nhu cầu được tư vấn hoặc bàn về vấn đề gì đó bạn hãy trả lời họ bằng giọng nói từ tốn, vừa phải, đừng lớn quá sẽ khiến họ khó chịu, nhưng cũng đừng quá nhỏ, bởi như vậy họ sẽ không nghe rõ bạn nói gì khiến họ phải hỏi lại sẽ làm mất thời gian của cả bạn và đối phương.

– Tránh bị cảm xúc chi phối:
Luôn duy trì sự điềm tĩnh ngay cả trong những lúc bạn căng thẳng nhất. Đặc biệt trong kinh doanh, nếu khách hàng có phàn nàn và tức giận thì hãy để cho họ bộc lộ điều đó. Khéo léo thể hiên sự quan tâm và đừng làm tăng thêm sự tức giận của họ.

– Tóm tắt nội dung sau cuộc trò chuyện:
Đó sẽ là cách mà bạn phải làm nếu bạn có quá nhiều thứ cần ghi nhớ, giả dụ công việc của bạn một ngày nghe hàng chục thậm chí hàng trăm cuộc điện thoại, nếu không tóm tắt lại thì việc nhầm lẫn đối với bạn hẳn là điều thường xuyên.

– Nói “Tạm biệt” để có một kết thúc tốt đẹp.
Trong khoảnh khắc, hãy nói lời tạm biệt trước khi gác điện thoại. Đợi một vài giây để bạn cũng được trông chờ vào lời nói tạm biệt của đối phương. Đừng để khách hàng gởi lời tạm biệt đến bạn bằng lời chúc “một ngày làm việc hiệu quả” mà chỉ nghe tiếng cúp máy của bạn. Đừng làm điều đó với khách hàng của bạn. Hãy để khách hàng gác máy xuống trước.

Kỹ năng giao tiếp qua điện thoại

Kỹ năng gọi điện thoại đi

Để bắt đầu một cuộc nói chuyên hiệu quả trước tiên ta nên chọn thời điểm thích hợp, đó là thời điểm mà đối tượng không bận bịu, tâm trạng dễ chịu.
Những điều bạn không nên:
   Không nên gọi vào giờ ăn cơm, giờ nghỉ trưa.
   Không nên gọi vào giờ đi làm, ngay sau giờ đi làm về.
   Không nên gọi vào giờ có phim hay hoặc có đá bóng hay.
   Không nên gọi quá khuya hay quá sớm.
Hãy chuẩn bị kỹ thông tin trước khi gọi điện. Nên nói ngắn gọn, rõ ràng, nhẹ nhàng, tránh nói quá to hoặc quá nhỏ. Và cố gắng thể hiện một giọng nói truyền cảm, lời nói ngắn gọn, súc tích truyền đạt đủ nội dung cần nói.
Ngoài ra cũng giống như khi bạn là người nghe điện thoại, hãy biết tạm biệt đúng cách và nhớ gửi lời cảm ơn tới người ta đã bỏ thời gian tiếp chuyện với bạn.
ST by BN

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Kỹ năng khen chê khéo léo, bạn đã biết?


Kỹ năng khen chê đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp và quản lý nhân sự, không chỉ giúp bạn tạo dựng mối quan hệ mà còn được mọi người yêu quý, nhưng rất ít người quan tâm đến việc khen, chê như thế nào cho tốt nhất và hợp lý nhất.


Khen, chê cũng cần đến kỹ năng sao cho tốt và hợp lý nhất
Khen, chê cũng cần đến kỹ năng sao cho tốt và hợp lý nhất 

1. Bí quyết đầu tiên trong kỹ năng khen chê tốt: Chọn thời điểm thích hợp
Không nên phê bình người khác khi đang tức giận, nó có thể khiến bạn khó tránh khỏi những lời mắng nhiếc nặng nề. Bạn cũng không nên phê bình họ trước mặt nhiều người vì như vậy, họ sẽ nghĩ bạn đang cố tình làm nhục họ.
Không ai có thể chịu đựng nổi những lời phê bình khi họ đang buồn phiền hoặc mệt mỏi. Thời điểm thích hợp nhất sẽ là lúc họ đang có tâm trạng tốt.
Như tác giả Adrian Gostick và Chester Elton từng nói trong cuốn sách “Câu chuyện nhà quản lý cà rốt và nghệ thuật khen thưởng” rằng “Khen thưởng là cơ sở để tạo dựng một lực lượng lao động có năng suất cao và tinh thần làm việc hăng hái, thậm chí nó còn tạo ra những nhà quản lý xuất sắc”.
Khen cũng cần phải đúng lúc, kịp thời, không nên đụng đâu khen đó, nếu không sẽ thành xu nịnh, tâng bốc.

2. Khách quan trong việc khen, chê

Để khen, chê ai đó bạn phải quan sát, đánh giá họ qua nhiều mặt, tìm hiểu các yếu tố tác động bên ngoài… Không nên vị kỷ, thiên vị, ỷ lại vào vị thếhơn người khác mà khen, chê không đúng người, đúng việc.

3. Công khai tin tốt, nói riêng tin xấu

Trước mặt nhiều người, ai cũng thích mình được khen hơn là bị chê trách. Chỉ cần những câu nói đơn giản như: Hãy cho anh ấy một tràng pháo tay hay anh ấy đã làm việc rất chăm chỉ trong thời gian qua… sẽ làm cho người khác có thêm tự tin và động lực hơn rất nhiều.
Khi bắt gặp lỗi của ai đó, bạn phải giữ bình tĩnh, gặp riêng để bàn luận, tránh nóng vội mà nói trước mặt nhiều người sẽ làm cho họ bị tổn thương và có thể gây ra hiềm khích không đáng có.

Quan sát, tìm ra những điểm nổi bật của người khác để khen giúp họ có thể động lực
Quan sát, tìm ra những điểm nổi bật của người khác để khen giúp họ có thể động lực 

4. Biết quan tâm, chú ý đến những điểm tốt của người khác

Cố gắng học cách khen người khác thông qua việc quan sát, tìm ra những điểm nổi bật mà họ có. Ví dụ như: khi bạn thấy nhân viên của mình thường xuyên đi làm sớm, bạn có thể hỏi họ bí quyết và học hỏi theo. Điều đó sẽ giúp họ có thêm động lực đấy.

5. Chú ý đến thứ tự trong kỹ năng khen chê: Khen trước, chê sau

Khi xem các chương trình truyền hình, bạn thường thấy ban giám khảo luôn dành những lời khen lúc đầu, rồi mới nhận xét những mặt hạn chế của thí sinh như: “Giọng của em rất cao và sáng. Tuy nhiên, có một số chỗ còn bị lỗi nhịp”.
Khi đó, lời khen làm cho người nghe thấy được mặt tích cực của bản thân, khả năng được công nhận, còn lời phê bình sẽ trở nên nên nhẹ nhàng, người nghe dễ chấp nhận và thuyết phục hơn rất nhiều.

6. Biết cách đồng cảm là kỹ năng khen chê quan trọng nhất

Biết cách đồng cảm và chia sẻ với người khác, đặt mình vào trong tình huống của họ để xem xét, ứng xử sao cho hợp lý. Nếu bạn gặp một người không tự tin, bạn cần động viên và khen những điểm mạnh mà bạn ấy có. Khen ở đây phải đúng sự thật chứ không phải bịa ra để tránh làm cho họ nghĩ bạn đang nói dối hay chửi khéo họ.
Chê cũng vậy, bạn phải hiểu tại sao họ lại làm sai chuyện đó, biết rõ nguyên nhân rồi mới đưa ra cách giải quyết. Khi bạn của bạn tới trễ vì lý do kẹt xe, và bạn hiểu được tình huống đó thì bạn có thể nói: “Vào giờ cao điểm thế này, tôi cũng hay bị trễ lắm, nhưng lần sau nên dậy sớm một chút, bạn sẽ không bị trễ nữa đâu”.
Sưu tầm

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

Kỹ năng giao tiếp ứng xử và những điều bạn cần biết?


Kỹ năng giao tiếp ứng xử là một kỹ năng thiết yếu của mỗi chúng ta, thế nhưng không phải cứ thực hiện nhiều là bạn đã “thành thạo”. Trên thực tế, có nhiều nguyên tắc giao tiếp bạn không hề biết, và chính sự không biết này vô tình làm cho bạn mắc lỗi trong quá trình giao tiếp thường nhật.
Vài nguyên tắc sau sẽ giúp bạn có những kỹ năng cần thiết để giao tiếp ứng xử tốt hơn trong cuộc sống hàng ngày:


Giao tiếp ứng xử là kỹ năng thiết yếu của cuộc sống và công việc
Giao tiếp ứng xử là kỹ năng thiết yếu của cuộc sống và công việc

1. Các nguyên tắc khi giao tiếp bằng lời

1.1. Học cách giao tiếp ứng xử khi xưng hô: luôn tuân theo tuổi tác

Hễ người lớn tuổi hơn bạn, bạn phải gọi bằng anh, chị, chú bác, cô, dì… Nếu độ tuổi chênh lệch không ít, bạn có thể xưng tên.
Trong công việc, tùy cấp bậc mà người làm chức vụ thấp hơn có thể gọi cấp trên là anh/chị. Tuyệt đối không nói chuyện nhát gừng, trống không, dù là với đối tượng nào vì điều đó thể hiện sự thiếu lịch sự, thô lỗ của người nói.
Không xưng hô quá thân mật so với mối quan hệ.

1.2. Để tạo sự thu hút trong giao tiếp thì cách nói phải rõ ràng và dễ hiểu

Nội dung lời nói phải phù hợp với trình độ, độ tuổi người nghe. Hoặc cùng một nội dung, nhưng nếu bạn nói với một bác nông dân thì sẽ khác, nói với một cô giáo thì sẽ khác.
Hai người có trình độ chênh nhau cùng nói chuyện, nếu không có sự điều chỉnh cách nói thì sẽ rất khó mà truyền đạt cho nhau hiểu. Trong trường hợp bạn không thể điều chỉnh cách nói chuyện, ngôn ngữ thường dùng của mình, bạn có thể bị cho là kiêu ngạo, tự phụ, kém hòa đồng.

1.3. Trong kỹ năng giao tiếp ứng xử nên tránh lối nói mỉa mai, “nói mát”

Lối nói chỉ trích người khác một cách bóng gió, văn hoa, tưởng khen mà chê qua giọng điệu nguýt ngoáy luôn tạo ra ấn tượng cực xấu cho người nghe, và người nói cũng bị đánh giá không ít. Lối nỏi mỉa mai thể hiện bạn luôn có thái độ thù địch, kém vị tha và hay xét nét người khác.
Xem lại những bộ phim, hài kịch có nhân vật là các bà mẹ chồng với con dâu, bạn dễ bắt gặp lối nói này. Và bản thân bạn khi nghe điều đó cũng không cảm thấy thoải mái, đúng không?

1.4. Tránh lối nói gây cảm giác không tốt nơi người khác

Thỉnh thoảng, cách nhận xét, đánh giá sự việc một cách thái quá của bạn khiến người đối diện cảm thấy tâm trạng tồi tệ hơn. Ví dụ, một cô bạn vừa ốm dậy mà bạn đã nói “sao sắc mặc nhợt nhạt ghê vậy” sẽ tệ hơn rất nhiều. Thay vào đó, bạn có thể nói “nhìn mặt cậu có vẻ khá hơn lúc ốm đấy“. Đó chính là một lời an ủi, động viên rất tốt với những người đang ở trong giai đoạn không tốt như vậy.

 1.5. Không đề cập đến các chủ đề mà người nghe không hiểu, không quan tâm hoặc các chủ đề nhạy cảm

Tốt nhất, để an toàn, bạn đừng nói về chủ đề tôn giáo, chính trị, pháp luật, giới tính.

1.6. Kỹ năng giao tiếp ứng xử khi dùng từ

Không dùng tiếng lóng ít người biết, khẩu ngữ, từ địa phương, tránh hiểu nhầm cho người đối diện. Không dùng từ chuyên ngành, từ cổ, ngôn từ quá hoa mỹ: Người nghe sẽ có cảm giác là bạn đóng kịch, hoặc bạn là người của những thế kỷ trước.

2. Kỹ năng giao tiếp ứng xử

2.1. Nói chuyện bằng thái độ chân thành, tự nhiên

Tránh tỏ ra khó chịu, gượng ép hay giả làm bộ vui vẻ, quan tâm đến người khác – như thế sẽ gây ra ấn tượng xấu ở người đối diện.

  Thái độ chân thành và sự tự nhiên giúp bạn tạo ấn tượng tốt với mọi người
Thái độ chân thành và sự tự nhiên giúp bạn tạo ấn tượng tốt với mọi người

>> Vì sao kỹ năng phát âm tiếng Anh lại quan trọng đến thế?

>> M.U.R.D.E.R – Phương pháp học tập hiệu quả


2.2. Không đột nhiên im lặng, nói lấp lửng, làm ra vẻ bí mật để bắt người khác phải chờ đợi

Nguyên tắc giao tiếp là không ngắt lời một người đang hào hứng kể chuyện cho bạn. Khi bạn làm cho họ mất hứng trò chuyện, có thể lần sau họ sẽ ngại chia sẻ với bạn.

2.3. Nói chuyện gọn gàng, đủ ý, chỉ kể những chi tiết liên quan, không thao thao bất tuyệt bất chấp người nghe có muốn nghe hay không

Để làm được điều này, bạn cần phải có tài quan sát. Vừa kể một câu chuyện vừa xem thái độ người nghe. Nếu họ có biểu hiện không hứng thú như ngáp dài, lấy tay chống cằm, mắt trĩu xuống, nhìn ngó nghiêng chỗ khác… hãy chủ động chuyển đề tài hoặc kết thúc nhanh câu chuyện.

2.4. Kỹ năng giao tiếp ứng xử cơ bản khi nói chuyện là nên giữ một khoảng cách vừa phải

Nếu không gian có nhiều đồ vật riêng tư của người đối diện, hãy nhìn thẳng, tránh ngó nghiêng lung tung vì họ sẽ nghĩ là bạn đang soi mói đời tư của họ. Với người lớn tuổi, nên đứng lại gần hơn một chút vì họ có thể bị lãng tai, không nghe rõ.
Nếu đang nói chuyện với nhóm đông người, tuyệt đối không có cử chỉ thì thầm vào tai người bên cạnh hay ghi giấy chuyển cho người khác, rồi làm ra vẻ bí mật. Đây là hành vi bị cho là thiếu lịch sự, kém tế nhị.
Không nên tâm sự chuyện riêng tư với tất cả mọi người.

2.5. Nếu không thể nói sự thật, đừng tìm cách nói dối.

Ví dụ, có người hỏi bạn chiếc áo mới mua của cô ấy có đẹp không. Nếu bạn thực sự thấy xấu, đừng giả vờ khen đẹp. Hãy cho cô ấy biết cảm nhận của bạn một cách khéo léo hoặc đưa ra một cách trả lời khéo léo: “hình như tôi không hợp với phong cách này, tôi thấy không thích lắm...”

3. Sử dụng ánh mắt trong kỹ năng giao tiếp ứng xử

·        Khi nói chuyện, hãy nhìn thẳng vào người đối diện, song đừng nhìn chằm chằm
·        Khi nói chuyện, hãy nhìn thẳng vào người đối diện, song đừng nhìn chằm chằm, đó là một thói quen giúp giao tiếp tốt. Thỉnh thoảng hãy đưa mắt nhìn phạm vi xung quanh họ để giảm tải căng thẳng cho cả hai.
·        Không đảo mắt liên hồi, nhìn xéo sang một người trong khi nói chuyện với người khác nữa.
·        Không đá lông nheo với người khác giới, trừ khi đó chỉ là cử chỉ hài hước bạn tạo ra cho mọi người vui vẻ.
·        Không hướng mắt nhìn xuống chân: người bi quan, thiếu tự tin, kẻ phạm tội thường có cử chỉ này, do đó nó gây ra những cảm giác không hay ở người đối diện.
·        Dù nói chuyện với một người lớn tuổi hay nhỏ tuổi, bạn cũng đừng nên nhìn vào khuyết điểm trên thân thể của họ. Dù bạn không cố ý nhưng đôi khi ánh mắt của bạn lại gợi lên những ý nghĩ tiêu cực đầu họ.
·        Kỹ năng giao tiếp ứng xử khi nhờ vả ai đó, trong khi chờ họ ra quyết định, không nên nhìn chằm chằm vào họ. Vô tình ánh mắt của bạn lại tạo áp lực bắt họ phải đồng ý giúp đỡ bạn. Khi ăn cơm, không nhìn người khác gắp thức ăn vì bạn sẽ khiến họ lúng túng.
·        Tránh để cho người đối diện thấy bạn khóc, bởi bạn sẽ khiến họ rất khó xử, dù họ có phải là người khiến cho bạn khóc hay không.
Xem ra đây chưa phải là tất cả các nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp bạn cần nắm, nhưng ít nhất bạn cũng sẽ học được cách giao tiếp ứng xử tốt hơn bằng việc tuân thủ các nguyên tắc này đấy.
>> Nguồn: kyna.vn

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

Vì sao kỹ năng phát âm tiếng Anh lại quan trọng đến thế?


Một sai lầm phổ biến của nhiều người học tiếng Anh là không thật sự chú trọng đến phát âm tiếng Anh, họ thường tập trung vào học ngữ pháp, từ vựng. Tuy hai yếu tố này cực kỳ quan trọng, nhưng vẫn còn một yếu tố khác, mà chúng ta thường xem nhẹ khi giao tiếp tiếng Anh, đó chính là phát âm. Vậy tại sao phát âm quan trọng trong việc nghe nói tiếng Anh, hãy tìm hiểu nhé.


Tầm quan trọng của kỹ năng phát âm đối với tiếng Anh giao tiếp

1. Phát âm là điều đầu tiên thể hiện được khả năng Tiếng Anh của bạn.

Bởi khi bạn trực tiếp nói chuyện với ai đó (bằng tiếng Anh), họ chỉ đang tìm cách hiểu những gì bạn nói và sẽ không có đủ thời gian để ý đến vốn từ vựng của bạn nhiều hay ít, hay bạn có mắc phải lỗi ngữ pháp nào không. Họ chỉ phản ứng nếu họ không thể hiểu bạn, nếu phát âm của bạn quá tệ. Và khi phát âm của bạn không được tốt, họ sẽ nghĩ rằng tiếng Anh của bạn có vẻ tệ. Lúc này ngữ pháp hay từ vựng cũng không thể giúp bạn ngụy biện trong tình huống này!

2. Phát âm là yếu tố quan trọng giúp đối phương hiểu được những điều bạn nói

Như đã nói phần trên, phát âm là điều đầu tiên giúp người khác nhận biết được tiếng Anh của bạn như thế nào. Đôi khi bạn có thể giao tiếp được mà không cần những từ vựng quá cao siêu. Sử dụng những từ vựng tiếng Anh đơn giản nhưng hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được mục đích khi nói. Bạn có thể “sống sót” cả khi bạn không biết những cấu trúc ngữ pháp phức tạp – bạn có thể sử dụng những mẫu câu đơn giản để làm người khác hiểu mình. Nhưng bạn sẽ không thể làm được gì nếu không biết cách phát âm chính xác một từ nào đó. Va đơn giản là nếu bạn phát âm không đúng, nghĩa là người bản xứ sẽ không hiểu được bạn

3. Tạo ấn tượng với người bản xứ bằng phát âm tiếng Anh chuẩn

Khi bạn nói chuyện với mọi người trong cuộc sống hằng ngày, phát âm của bạn là điều đầu tiên họ nhận thấy trong một cuộc trò chuyện. Vì vậy họ sẽ nhận ra ngay lập tức nếu phát âm của bạn là tốt hay tệ chỉ với vài từ đơn giản đầu tiên. Nếu bạn có một cách phát âm kém với giọng mẹ đẻ đậm đặt, họ sẽ nghĩ về xem bạn như một người nói tiếng Anh kém và lúc đó  từ vựng và ngữ pháp thành thạo của bạn cũng sẽ trở nên vô ích.

4. Tự tin trong giao tiếp

Thật dễ hiểu, bởi với cách phát âm tiếng Anh tốt thì khi giao tiếp người bản xứ sẽ dễ dàng hiểu được ngay cả khi bạn có những sai sót trong ngữ pháp hay từ vựng. Trong khi đó người học phát âm kém sẽ rất khó cho họ để hiểu những gì bạn nói mặc dù ngữ pháp của bạn là hoàn hảo. Vì vậy, phát âm tốt tiếng Anh sẽ là chìa khoá giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp với người bản xứ và khẳng định năng lực tiếng Anh của mình với họ.


Phát âm chuẩn giúp bạn tự tin giao tiếp tiếng Anh

5. Luyện nghe dễ dàng hơn

Chắc hẳn bạn đã nhiều lần được nghe khuyên rằng : “Phát âm tốt sẽ nghe tốt hơn”. Điều này hoàn toàn đúng. Tại sao lại như vậy? Đơn giản vì khi bạn phát âm sai, bạn sẽ quen với cách phát âm sai đó. Đến khi nghe người khác phát âm đúng, chuẩn, bạn sẽ trố mắt “Ủa, anh chị nói gì?”, “À, thì ra từ này phát âm như vậy đó hả?”

6. Phát âm tiếng Anh sai có thể sẽ dẫn đến những nhầm lẫn nguy hiểm

Tại cửa hàng đồ ăn, cô nàng Anna muốn order 2 cái bánh. Cô muốn nói: “I wanna two pieces” nhưng cô lại nói thành: “I wanna two piss” (tôi muốn đi tè) khiến cho người phục vụ hết sức tức giận.

Trong một tình huống khác, Anna nói với anh phục vụ đưa cho cô cái dĩa: “I wanna the fork” nhưng cô nói: “I tell her I wanna “fuck” (tôi muốn… nói chung là rất bậy)
Việc phát âm tiếng Anh của Anna đã gây ra những hiểu nhầm dở khóc dở cười. Và nếu bạn phát âm sai, bạn cũng sẽ dễ tạo ra những nhầm lẫn như Anna như vậy. Nên bạn hãy tập trung học và luyên tập khả năng phát âm tiếng Anh nhé. Bạn có thể theo dõi Những điểm phát âm thú vị!
Một vài từ vựng tiếng Anh có phát âm gần tương đồng nhưng ý nghĩa lại dễ gây hiểu nhầm là:
“piece” ( /piːs/ ): miếng và “piss” ( /pɪs/ ): đi tè
“fork” ( /fɔːk/ ): dĩa và “fuck” ( /fʌk/ ): bậy
“sheets” ( /ʃiːt/ ): ga trải giường và “shit” ( /ʃɪt/ ): đi tiêu
“peace” ( /piːs/ ): hòa bình và “piss” ( /pɪs/): đi té

7 . Phát âm sai trong thời gian dài sẽ tạo ra thói quen khó sửa

Rất nhiều người cho rằng họ không thấy việc chú trọng vào phát âm là cần thiết, họ chỉ muốn giao tiếp bằng tiếng Anh. Và họ nghĩ đơn giản là họ nghe nói được bằng tiếng Anh chỉ vì họ có thể trả lời những câu hỏi của thầy cô giáo, hay những bạn học của mình.
Nhưng đó là một sự ngộ nhận tai hại khi học giao tiếp tiếng Anh vì:
Thầy/ Cô giáo của bạn có thể đã nghe những phát âm sai ấy quá nhiều lần, nên họ có thể hiểu rõ khi nghe bạn nói tiếng Anh, điều mà rất nhiều người khác không thể hiểu.
Còn về những người bạn học của bạn, cùng sống tại Việt Nam, cùng học chung một lớp nên họ gần như là một bản photo của bạn, và cũng mắc phải những lỗi như bạn. Lẽ dĩ nhiên họ sẽ hiểu ngay những gì bạn muốn, vì họ cũng phát âm tiếng Anh y như bạn.
Và khi không nhận ra được những lỗi phát âm của bản thân, bạn sẽ không biết khi nào mới sửa được nó, càng về lâu, những ngộ nhận về khả năng tiếng Anh của bạn sẽ tạo cho bạn một thói quen cố hữu, càng về sau càng khó sửa.
Phương pháp thử đơn giản nhất là: hãy tìm đến những người bản xứ khác và trò chuyện với họ. Nếu họ hiểu bạn mà không có bất kì sự nhíu mày và hỏi thêm như “what!” “ Sorry” …Nghĩa là phát âm tiếng Anh của bạn là rất tốt.

Một số lời khuyên cho bạn để cải thiện phát âm của bạn.

Với mỗi từ mới, bạn nên tra nó trong từ điển để tìm cách phát âm đúng.
·        Nghe người bản xứ để làm quen với giọng nói của họ. Thay vào đó các bài học nghe nhàm chán, bạn có thể nghe các bài hát tiếng Anh, xem phim hay nghe bạn bè nói tiếng Anh mẹ đẻ của bạn và người thân.
·        Thực hành trước gương và chắc chắn rằng bạn di chuyển miệng của bạn một cách chính xác.
·        Làm rất nhiều thực hành. Hãy nhớ rằng thực hành làm cho hoàn hảo.
·        Nếu bạn có thể giao tiếp trên lớp, đừng nghĩ như vậy là đã đủ. Hãy để ý kỹ phát âm, ngữ điệu và tập trung luyện tập nó bất kỳ khi nào bạn có cơ hội nghe và sử dụng tiếng Anh nhé.
Hãy kiên nhẫn và quyết tâm. Cuộc hành trình có thể được khó khăn, nhưng kết quả sẽ có giá trị. Đừng nản lòng bạn nhé !
>> Nguồn: Tổng hợp

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

M.U.R.D.E.R – Phương pháp học tập hiệu quả



Nếu bạn đang đau đầu suy nghĩ tại sao học tập chăm chỉ mà sao kết quả không được cao, có thể đó là do phương pháp học tập chưa đúng cách. Thực tế rất nhiều bạn không biết học tập như thế nào cho hiệu quả mà cũng chẳng có ai chỉ cách học tập đúng, từ đó bạn lựa chọn phương pháp học tập không hiệu quả và chất lượng học tập không được cao. Tuy nhiên trong bài viết này gockynang.com chia sẻ bạn phương pháp học tập hiệu quả với M.U.R.D.E.R

M.U.R.D.E.R  sẽ mang đến cho bạn những bất ngờ


M.U.R.D.E.R là từ viết tắt tiếng anh của Mood, Understanding, Recall, Digest, Expant và Review. Một phương pháp học tập hiệu quả được các chuyên gia nước ngoài nghiên cứu và phổ biến rộng rãi cho mọi người áp dụng để có hiệu quả cao không chỉ trong học tập mà còn có thể trong làm việc và nghiên cứu. Giờ chúng ta cùng tìm hiểu toàn bộ về MURDER.

 Tâm trạng tốt khi học tập – Mood

Điều đầu tiên trong M.U.R.D.E.R nhắc tới không phải là vấn đề gì xa lạ mà đó chính là tâm trạng khi bạn học tập. Để học tập được hiệu quả thì bạn phải có tâm trạng tốt, thoải mái từ đó mới tập trung cao trong buổi học và đạt được hiệu quả cao. Lời khuyên nên tìm một không gian, thời gian phù hợp để đạt được tâm trạng tốt nhất khi học tập.

Hiểu biết từ vấn đề cơ bản nhất – Understanding

Tiếp theo trong phương pháp học tập hiệu quả của M.U.R.D.E.R đó là bạn phải hiểu biết từng vấn đề trong chủ đề mà bạn đang tìm hiểu từ những cái cơ bản nhất cho tới những cái chuyên sâu. Học nhóm là cách tốt nhất để bạn tìm hiểu đào sâu vấn đề vì nó tập trung được nhiều ý kiến quan điểm về vấn đề đang xem xét từ đó bạn sẽ có cái nhìn toàn diện về chủ đề đang học tập nghiên cứu. Nếu áp dụng thành công bạn đã đi được chặng đường khá dài trong cách học tập hiệu quả.

Tìm hiểu lại vấn đề – Recall

Khi đã am hiểu toàn bộ nội dung trong chủ đề học tập thì không nên đi học tiếp phần khác mà nên tìm hiểu xem lại những gì đã làm để có thể củng cố kiến thức cũng như tìm ra lỗi sai hay cách làm hiệu quả hơn trong vấn đề đó.

Hấp thụ vấn đề khi học tập – Digest

Trên thực tế thì rất khó để tìm 1 từ sát nghĩa với Digest trong tiếng Việt nên mình tạm dịch là hấp thụ. Bạn có thể hiểu là khi tìm hiểu xong chủ đề và khá an tâm với nó thì chỉ cần nghiền ngẫm thao tác lại vấn đề đang học tập một vài lần để nó ngấm vào người. Nếu lần sau gặp lại chỉ cần lôi ra làm thậm chí không cần suy nghĩ phải làm như thế nào. Hay nói cách khác phải làm sao để nó ăn sâu vào tiềm thức của bạn như nói tới bảng cửu chương thì bạn có thể đọc mà không cần suy nghĩ.

Mở rộng vấn đề – Expand

Hãy luôn luôn suy nghĩ một cách bao quát nhất vấn đề đang nghiên cứu trong quá trình học tập để suy rộng nó ra và xem xét nó được áp dụng như thế nào trong thực tế. Ngoài ra nên thoát khỏi khuôn khổ của yêu cầu trong vấn đề mà nên đặt giả thiết cũng như các trường hợp có thể xảy ra với vấn đề mình đang nghiên cứu.

Ôn tập lại nội dung – Review

Cuối cùng trong quá trình học tập hiệu quả là phải ôn tập lại cũng như thường xuyên xem lại thành quả mình đã làm được vì bộ não con người không giống chiếc máy tính. Nó không thể lưu trữ hàng TB thông tin từ cuộc sống, vì thế thông tin nào không quan trọng nó sẽ đào thải. Cho nên bạn cần xem xét vấn đề thường xuyên để bộ não nhận biết nó quan trọng và lưu trữ lại.

Tóm lại
Với phương pháp M.U.R.D.E.R  có thể nhận thấy đây là phương pháp rât hay hữu ích để giúp bạn học tập hiệu quả. Vậy tại sao không thử áp dụng M.U.R.D.E.R và nhận xét hiệu quả cuả M.U.R.D.E.R. Hi vọng sau khi áp dụng M.U.R.D.E.R bạn sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, nghiên cứu và làm việc.
>> Nguồn: gockynang.com

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Những chủ đề nên nói và nên tránh trong giao tiếp



Giỏi ngôn ngữ chưa hẳn là giao tiếp hiệu quả với người nước ngoài. Có rất nhiều yếu tố khác ngoài ngôn ngữ góp phần tạo nên thành công trong giao tiếp, trong đó việc chọn chủ đề sao cho an toàn là vô cùng quan trọng. Những chủ đề nào chúng ta nên nói, nên tránh?

Tìm được những chủ đề thích hợp sẽ giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn.

* Một số chủ đề không an toàn trong giao tiếp (Unsafe topics):


1. Money

Người Việt khi gặp nhau có thói quen hỏi về giá cả, thu nhập. Ví dụ như: "Cái áo này cậu mua bao nhiêu thế?", "Váy đẹp nhỉ, bao nhiêu tiền đấy?", … Tuy nhiên, khi nói chuyện với người nước ngoài, bạn không nên hỏi những câu tương tự như vậy. Họ không thích nói về điều đó trừ những mối quan hệ thật sự thân thiết.
Ví dụ:

How much did your house cost?
Anh mua ngôi nhà này bao nhiêu tiền?
What did you pay for your car?
Xe anh bao nhiêu tiền?
How much did that dress cost?
Cái váy này bao nhiêu?
How much money did you make?
Anh đã kiếm được nhiêu tiền?

2. Age

Nhất là đối với phụ nữ, hỏi tuổi tác là điều không được hoan nghênh.

3. Religion (Tôn giáo) -  Politics ( Chính trị )

Ta không nên bàn về tôn giáo khi giao tiếp là vì những câu hỏi về tôn giáo có thể gây nên tình trạng chia rẽ, gây gổ, hoặc xuất hiện tranh cãi trong khi giao tiếp.

Ví dụ:
Do you believe in democracy?
Anh có tin chế độ dân chủ không?
What do you think about politicians?
Anh nghĩ sao về các chánh trị gia?
What do you think about candidate X?
Anh nghĩ sao về ứng cử viên X?
Who are you going to vote for?
Anh định bỏ phiếu cho ai?
What are your views on communism?
Quan điểm của anh về chủ nghĩa cộng sản là gì?

4. Physical appearance (Ngoại hình)

Ví dụ:
How much do you weigh?
Bạn bao nhiêu kí?
Have you gain weight lately?
Dạo này bạn lên ký hả?
Is that your natural hair colour?
Đây có phải màu tóc tự nhiên của bạn không?


5. Certain information about marriage (Thông tin cụ thể về hôn nhân)

Ví dụ:
When are you going to get married?
Khi nào chị sẽ kết hôn?
Why aren't you married?
Tại sao chị chưa kết hôn?
When are you going to have children?
Khi nào thì chị định có con?
You should get married soon.
Chị nên cưới sớm đi.
You should have children (or another child).
Chị nên sinh thêm đứa nữa đi.

* Một số chủ đề an toàn trong giao tiếp (safe topics):

Để gây hứng thú cho người tham gia giao tiếp, bạn nên thảo luận những chủ đề quen thuộc sau đây:

1. Family (Gia đình)

Bạn có thể hỏi những thông tin chung về con cái, công việc của vợ hoặc chồng

Ví dụ:
How many children do you have?
Chị có mấy đứa rồi?
What are their names?
Tên tụi nó là gì?
How old are they?
Tụi nó mấy tuổi rồi?
Are they in school?
Mấy đứa nó vẫn đang học chứ?
What does your husband/wife do?
Vợ, chồng chị làm nghề gì thế?
Where does your husband/wife work?
Vợ, chồng chị làm ở đâu?

2. Weather (Thời tiết)

Nếu lần đầu bạn gặp người nước ngoài, đặc biệt là người Anh, để an toàn trong giao tiếp, bạn nên nói chuyện về thời tiết.

Ví dụ:
"Nice weather we're having." - "Sure is. I hope it stays this way."
"Chúng ta đang có thời tiết đẹp đấy!" - "Đúng đó. Mình hi vọng trời cứ như thế này."
"Beautiful day, isn't it?" - "Oh, yes. It's gorgeous."
"Trời đẹp thật, phải không?" - "Phải, thật là tuyệt."
"What awful weather we're having!" - "I know. When's going to end?"
"Thời tiết thật tệ!" - "Mình biết? Khi nào thì nó mới hết cơ chứ?"

3. Money matters (Vấn đề liên quan đến tiền bạc)

Khác với những vấn đề tiền bạc trên mang tính chất riêng tư trong mục unsafe topics trên, tiền ở đây là những vấn đề về đầu tư (investment), chứng khoán (stock)… và một điều bạn cần nhớ là nam giới thì thích bàn về vấn đề này hơn là phụ nữ.

4. Possessions (Vật sở hữu)

Nam giới thích nói về những thứ mà họ đã có hoặc là họ muốn sở hữu: máy tính, thiết bị đài, điện tử, ti vi, xe ô tô, máy ảnh…

5. Sports (Thể thao)

Thể thao được xem là một trong những chủ đề an toàn nhất trong giao tiếp. Những môn thể thao được ưa chuộng như: Bóng chày, bóng đá, bóng rổ.

>> Nguồn: Hellochao

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

13 CÁCH CẢI THIỆN QUÁ TRÌNH HỌC CỦA BẠN


Bạn thực sự có cảm thấy khó khăn tập trung vào việc học của mình không? Hay, bạn thực sự có cần những ý tưởng mới về việc làm thế nào để cải thiện thói quen học tập của mình không? Dưới đây là danh sách 13 cách để giúp bạn cải thiện quá trình học của mình tốt hơn.
Cải thiện quá trình học của bạn với bí kíp đơn giản

1. Nếu bạn là một người khó có khả năng tập trung, thì việc nghe nhạc có lời trong quá trình học lại là điều không hay chút nào. Hãy lắng nghe những giai điệu không lời có thể thực sự giúp bạn tập trung vào việc. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng nhạc cổ điển có thể giúp quá trình học của bạn tốt hơn và bạn có thể nhớ được thông tin hay giải quyết vấn đề dễ dàng hơn nhờ nhạc cổ điển.

2. Viết ra những điểm chính của bài học khi bạn ở trên lớp có thể giúp bạn chuẩn bị cho kỳ kiểm tra đấy, đặc biệt nếu bạn ghi vào giấy

3. Hãy ngồi ở một nơi rất thoải mái và trên một chiếc ghế vững chắc. Sai tư thế sẽ làm giảm năng lượng vì bạn khó có thể thở dễ dàng và thậm chí còn làm sủt giảm chất lượng của buổi học.

4. Việc lặp lại thông tin (không phải học vẹt) là điều tốt nhất. Khi cố gắng để nhớ thông tin, tại sao bạn không thử viết ra vài lần và quan sát xem liệu thông tin đó có hữu ích cho bạn không? Ghi nhớ lại những điều mình viết trên lớp là cách tốt nhất để bắt đầu vì chúng là những định nghĩa quan trọng nhất bạn cần tập trung ghi nhớ

5. Cách khác là bạn có thể tìm một môi trường giúp mình tập trung. Hãy tắt tất cả các mạng xã hội đi bạn à, đặt điện thoại ở chế độ im lặng – những điều này sẽ tốt hơn cho bạn.

6. Cố gắng hiểu được bản chất của buổi học. Bạn có thể đọc lại bài chép trên lớp nhiều lần để nắm bắt được ý chính của bài học. Ngoài ra, hãy cố gắng đọc chậm rãi, điều này sẽ giúp bạn cải thiện quá trình nghi nhớ hơn là đọc cho nhanh và đọc lướt bài ghi.

7. Khi bạn học điều gì mới, điều khiến bạn có thể nhớ được lại là hiểu thực sự rằng nội dung quan trọng nhất là gì. Hãy tập trung vào nội dung đó trước hết, sau đó mới đi vào chi tiết. Điều này giúp bạn có thói quen tập trung vào ý chính và có thể giúp cải thiện khả năng học cho một kỳ kiểm tra dễ dàng hơn

8. Quản lý thời gian sẽ thực sự giúp bạn và cả một ngày làm việc của bạn nữa. Hãy đưa ra những mốc thời gian cố định cho việc học để giúp bạn có một thói quen ổn định.

9. Hãy dành đôi phút để hít thở sâu. Hít thở sâu giúp bạn giảm áp lực đặc biệt nếu bạn đang cố gắng học cho một kỳ kiểm tra quan trọng. Ngoài ra, thở sâu giúp cơ thể và trí óc bạn được thư giãn và bạn sẽ có được một luồng năng lượng tươi mới.

10. Bạn chắc chắn sẽ không bao giờ THÍCH RẰNG BẮT ĐẦU MỘT ĐIỀU GÍ MỚI KHÓ HƠN sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt hơn. Đơn giản chỉ vì bạn sẽ cần tập trung tốt hơn và nhiều năng lượng hơn để hiểu một vấn đề khó của một bài học. Việc suy nghĩ về những điều khso sau có thể khiến bạn thấy chán vì lúc đó năng lượng của bạn thậm chí còn thấp hơn cả lúc bắt đầu học tập.

11. Bỏ bài tập về nhà không phải là điều hay nếu bạn thực sự muốn học một điều gì đó. Hãy giữ thói quen học tập vì đây là cách để bạn kiểm tra kiến thức của mình và biết xem bạn đã xót điều gì và cần tập trung sâu vào chúng.

12. Thể thao không chỉ tốt cho cơ thể của bạn mà còn tốt cho trí óc của bạn. Thể thao giúp bạn tăng năng lượng, khả năng tập trung và sự sáng tạo.

13. Đọc đi đọc lại bài chép hàng tuần hoặc hàng tháng chắc chắn sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho kỳ kiểm tra. Nếu bạn muốn đạt điểm cao, học xuyên suốt kỳ học vẫn là cách tốt nhất.

Nguồn: I heart Intelligence

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

6 NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH TẠO SỰ BỨT PHÁ CHO THÀNH CÔNG CỦA BẠN


Bạn muốn thay đổi cuộc sống của bản thân, gia đình, nhưng “Đâu là hướng đi cho cuộc đời bạn?”. Bạn chăm chỉ học tiếng Anh nhưng vẫn chưa giao tiếp được. Đó là do phương pháp của bạn. Bạn đừng cho phép xuất phát điểm quyết định ước mơ và tầm nhìn của bạn! Sứ mệnh của chúng ta là làm chủ cuộc đời, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, “Làm thế nào để tôi đạt được điều đó?”

Những mong muốn của bạn có thể thành hiện thực khi bạn tiếp cận với 6 nhân tố quyết định tạo sự bứt phá cho THÀNH CÔNG của mình:

Để bứt phá thành công bạn cần đến 6 yếu tố dưới đây

1. Tầm nhìn

Tầm nhìn là ngôi sao Bắc Đẩu, là ngọn hải đăng dẫn đường cho con thuyền đang lênh đênh trên sóng nước. Nếu không có tầm nhìn, cuộc đời trôi nổi, vô định giữa mênh mông sóng dữ, bị sóng nhấn chìm. Khi xác định được tầm nhìn cho chính bản thân mình, bạn sẽ có được cuộc sống mong muốn, bạn dễ dàng vượt qua những thử thách, chông gai mà dòng đời mang lại.
Xây dựng tầm nhìn cho bản thân, nuôi dưỡng hoài bão lớn hơn giúp cuộc sống tương lai của bạn tốt đẹp hơn.

2. Niềm tin

Bạn có niềm tin vào bản thân, bạn tin tưởng rằng bạn sẽ làm được. Khi đó, bạn sẽ tìm ra các cách thức hành động hướng tới mục tiêu đã định.
Niềm tin nuôi dưỡng tâm hồn, ý chí, lòng quyết tâm trong bạn, trở thành ngọn lửa có sức mạnh to lớn để thiêu đốt tất cả những trở ngại trên con đường tới vinh quang.

3. Ý chí

Trên hành trình đi tới thành công, bạn sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách. Những lúc đó, ý chí và niềm tin sẽ là chìa khóa quan trọng giúp bạn vượt qua rào cản để đi tới bến bờ vinh quang. Khi bạn kiên định với ý chí cùng niềm tin vững vàng, thành công phía trước sẽ đến gần hơn với bạn.

4. Chiến lược


Khi bạn trang bị đầy đủ tầm nhìn, niềm tin và ý chí thì chiến lược sẽ là yếu tố quan trọng để thành công của bạn đi xa hơn, lâu bền và vững chắc hơn. Chiến lược giúp bạn có định hướng cụ thể hơn cho tầm nhìn của bạn.

5. Tiếng Anh 

Tiếng Anh là kỹ năng không thể thiếu cho bạn trên con đường tiếp cận với môi trường toàn cầu hóa. Tiếng Anh là hành trang cần thiết và quan trọng khi bạn muốn vươn xa hơn trong sự nghiệp, cuộc sống, là phương tiện đưa bạn ra ngoài thế giới, tìm hiểu, tích lũy, trang bị vốn tri thức nhân loại và đóng góp vào sự thành công vượt trội.

6. Kỹ năng


Đó là những kỹ năng cần thiết để bạn thành công trong cuộc sống, sự nghiệp. Bạn tích lũy được vốn kiến thức trong sách vở, bạn muốn áp dụng những tri thức đó vào cuộc sống. Để làm được điều đó, bạn cần rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Tiếng Anh là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là những kỹ năng bạn có. Các kỹ năng giúp bạn thành công hơn, tiến xa hơn trong cuộc sống, sự nghiệp.

Ai cũng mong muốn thành công, nhưng không phải ai cũng dễ dàng đạt được điều đó. Điều quan trọng là bạn đã sẵn sàng chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho thành công của mình hay chưa. Khi bạn tìm ra được câu trả lời cho những câu hỏi dưới đây, bạn đã tiếp cận gần hơn với thành công.
>> Nguồn: vinaqueens

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

Phương pháp lập kế hoạch học tập để tăng hiệu quả học tập


Hằng ngày chúng ta cắp sách đến trường, vào lớp nghe thầy cô giảng bài, nhưng rất ít bạn đặt vấn đề: Nên học như thế nào?

Nếu không phát huy tinh thần tự học, tự tổ chức kế hoạch học tập thì rất khó đạt kết quả cao. Vậy để có một kế hoạch học tập khoa học, chúng ta phải làm sao? Trước khi lập kế hoạch học tập, các bạn cần lưu ý:

Lên kế hoạch học tập hiệu quả


Phân tích đặc điểm và năng lực học tập của bản thân

Mỗi người có một đặc điểm học tập rất khác nhau: có người mê văn, có người yêu toán... Người mê văn chỉ mong tới giờ văn để được thả hồn vào những vần thơ, áng văn hay, say sưa nghe thầy bình thơ, giảng văn; người yêu toán chỉ đợi đến giờ toán để giải những bài toán khó, hóc búa hoặc xem thầy đưa ra những cách giải mới, đầy bất ngờ, thú vị... Trong học tập, mê văn hay yêu toán... đều rất đáng quý! Nhưng yêu cầu ở bậc phổ thông là phải học đều ở các môn. Vì thế yêu thích môn này mà bỏ bê môn kia, dẫn đến kết quả học tập giữa các môn quá khập khiễng thì cũng chưa được.
Để biết năng lực học tập của mình tới đâu, các bạn có thể tiến hành so sánh kết quả học tập của mình với các bạn trong lớp, hoặc trong cùng một môn, xem thời gian trước đây và hiện nay tình hình học của mình như thế nào, đi lên hay đi xuống? Để từ đó đưa ra kế hoạch học tập xác hợp nhất.

Xác định mục tiêu học tập

Mục tiêu học tập chính là phương hướng học tập của người học. Nhờ nó mà bạn thấy được ý nghĩa công việc mình đang tiến hành. Khi xác định mục tiêu học tập cần chú ý: tính vừa sức, tính rõ ràng và tính cụ thể của mục tiêu.
    Tính vừa sức: Mục tiêu ấy không nên đề ra các yêu cầu quá cao hoặc quá thấp so với khả năng của bản thân. Nếu quá cao thì khó thực hiện, dễ mất niềm tin vào bản thân, khiến cho mọi kế hoạch sẽ mãi mãi nằm trên giấy. Nếu quá thấp thì không cần nỗ lực cũng đạt được, dễ nhàm chán, không tạo ra thách thức để vươn lên. Ví dụ như: đối với việc học ngoại ngữ, bạn đề ra mục tiêu học 10 từ mới mỗi ngày là hoàn toàn có thể, nhưng nếu chỉ học có 5 từ thì quá ít và cố gắng học 80 từ một ngày là một mục tiêu quá cao, không thể thực hiện.
    Tính rõ ràng: Tính rõ ràng của mục tiêu thể hiện ở chỗ có thể đánh giá, có thể kiểm tra, đối chiếu để thấy rõ mình đã thực hiện đến đâu và cần bổ sung thế nào? Ví dụ như: từ nay về sau cần nỗ lực học tập để đạt kết quả tốt hơn. Đây là một mục tiêu không rõ ràng, mơ hồ. Cần xác định cụ thể hơn: môn văn, sau mỗi buổi học dành 15 phút ôn tập; trước khi lên lớp học bài, soạn bài mới cẩn thận; mỗi ngày dành khoảng 30 phút để đọc tài liệu tham khảo; mỗi tuần tập viết một bài luận về đề tài tự chọn... cố gắng vượt lên hạng khá. Như vậy mục tiêu đề ra đã rõ ràng hơn. Các môn khác cũng cần có kế hoạch tương tự như thế.
    Tính cụ thể: Mục tiêu phải nêu lên được cách thức làm sao để đạt được những điều mình đề ra. Ví dụ muốn đạt được mức khá về ngoại ngữ thì phải cụ thể hóa kế hoạch học tập như: mỗi ngày học thuộc 10 từ mới, ôn tập 10 từ cũ; mỗi bài khóa đều học thuộc đến mức có thể viết lại toàn bộ mà không cần nhìn vào sách; khi học bài mới, dành 15 phút ôn lại bài cũ...

Sắp xếp thời gian học tập khoa học

Sau khi đề ra mục tiêu, bạn cần sắp xếp thời gian học tập một cách khoa học để đạt mục tiêu đó. Thế nào là sắp xếp thời gian một cách khoa học? Cơ bản phải đảm bảo các yếu tố sau:
    Toàn diện: Khi sắp xếp thời gian không chỉ nghĩ tới việc học bài mà còn phải dành thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Đồng thời cần cân đối hài hòa giữa thời gian học nội khóa và ngoại khóa. Đặc biệt phải chú ý tới bản chất của từng môn học để có kế hoạch đầu tư thời gian thích đáng.
    Hợp lý: Cần tìm khoảng thời gian thích hợp nhất đối với hoàn cảnh của bản thân để có thể học bài dễ thuộc, làm bài một cách thoải mái và đạt hiệu quả cao nhất. Lúc học nên sắp xếp xen kẽ các môn có hứng thú khác nhau, nhằm giảm bớt căng thẳng. Ví dụ: ôn tập văn xong, giải các bài toán khó, sau đó học ngoại ngữ...
    Nổi bật trọng điểm: Căn cứ vào mức độ nặng, nhẹ, gấp hay không gấp của công việc mà sắp xếp thời gian. Cần đặt nhiệm vụ học tập khó khăn hoặc quan trọng lên trước để hoàn thành, bởi lúc ấy tinh lực còn dồi dào, tư duy linh hoạt, tập trung cao. Những việc tương đối dễ để làm sau.
    Thời gian trống: Không nên sắp xếp công việc quá dày đặc, như vậy rất khó hoàn thành kế hoạch đề ra. Cần phải cân đối giữa công việc và quỹ thời gian, có những khoảng thời gian trống cần thiết để giải quyết những việc đột xuất. Ngoài ra còn cần có kế hoạch cho những bài kiểm tra (ôn tập, hệ thống hóa kiến thức... trước khi kiểm tra từ 1-2 tuần). Kế hoạch cho những ngày nghỉ, kế hoạch vui chơi, ngoại khóa!
Tóm lại, đối với học sinh, học tập có kế hoạch là một yêu cầu không thể thiếu. Nó là điều kiện quan trọng đảm bảo sự thành công. Có thể ví kế hoạch như là “mệnh lệnh” nghiêm khắc buộc mình tuân theo, nó còn là người chỉ huy, chỉ đạo mọi hoạt động của mình.
Kế hoạch học tập không chỉ có lợi đối với việc nâng cao chất lượng học tập mà còn giúp các bạn bồi dưỡng và hình thành những thói quen tích cực như: luôn làm việc có kế hoạch, luôn có ý thức và ý chí thực hiện kế hoạch, biết quản lý bản thân, quản lý thời gian...
>> Nguồn : viettelstudy.vn