This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Bố mẹ nên dạy học kỹ năng giao tiếp cho trẻ như thế nào cho đúng?

Học kỹ năng giao tiếp cho bé là một trong những kỹ năng cần được trau dồi và rèn luyện ngay từ còn bé để hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của bé cho đến khi bé lớn lên. Đây là một kỹ năng mềm quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Vậy dạy bé học kỹ năng giao tiếp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bố mẹ nên dạy học kỹ năng giao tiếp cho bé như thế nào cho đúng?
Kỹ năng giao tiếp cho trẻ

1. Vì sao bé cần học kỹ năng giao tiếp?

Như chúng ta đã biết, giao tiếp không đơn giản chỉ là nghe và nói đơn thuần mà nó còn là một nghệ thuật và cần sử dụng phối hợp các kỹ năng cần thiết để đạt được hiệu quả cao nhất khi truyền đạt thông tin. Có rất nhiều kỹ năng khác nhau được phối hợp trong giao tiếp như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu vấn đề, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể hay là kỹ năng sử dụng ngôn từ,…

Để giao tiếp một cách tốt nhất thì chúng ta phải kiên trì học lắng nghe, học tiếp thu dần dần và rút kinh nghiệm mỗi ngày. Khi giao tiếp tốt chúng ta sẽ giúp người nghe hiểu được những gì chúng ta muốn truyền tải, và thậm chí còn giúp chúng ta có những mối quan hệ tốt, công việc tốt.

Ngày nay càng ngày càng có rất nhiều người gặp khó khăn trong giao tiếp, thậm chí là tự kỉ, ít nói. Đó chính là hậu quả của việc không được học các lớp học kỹ năng giao tiếp cho bé cũng như không được dạy về kỹ năng giao tiếp hằng ngày.

Các chuyên gia khuyên nên cho bé được học kỹ năng giao tiếp từ nhỏ. Bởi khi đó não bộ trẻ nhỏ đang phát triển, khi trẻ được học ngay từ nhỏ thì vùng não bộ giao tiếp của trẻ sẽ được mở rộng và chắc chắn khi lớn lên việc giao tiếp sẽ thành một vấn đề đơn giản và quen thuộc

2. Những cơ quan giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng giao tiếp

Chú ý: Trước khi vào vấn đề học kỹ năng giao tiếp cho bé như thế nào thì có một vài lưu ý bố mẹ cần nhớ. Đó là bố mẹ chính là tấm gương đầu tiên cho con về việc giao tiếp cho nên cần chú ý đến thái độ giao tiếp của mình. Bên cạnh đó bố mẹ cần dành thời gian giao tiếp nhiều với bé để bé học dần dần. Bạn biết đấy, khi còn bé thì bạn chính là những thầy cô giáo mà trẻ nghe lời nhất. Thêm một điều quan trọng nữa là bạn cần chú ý chăm sóc những bộ phận sau đây của trẻ nếu muốn trẻ học kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non thành công.
Mắt: Mắt là cơ quan quan trọng trên cơ thể hay còn được gọi là “cửa sổ tâm hồn” của mỗi con người. Mắt có nhiệm vụ tiếp nhận những thông tin từ bên ngoài, chính vì thế nếu muốn đảm bảo trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt thì bố mẹ cần bảo vệ đôi mắt của con một cách cẩn thận, nên tránh những tác nhân gây hại cho mắt như ánh sáng quá chói, đặc biệt không nên cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với màn hình máy tính hay tivi. Lúc mới sinh ra thì mắt chính là cơ quan biểu hiện những ý muốn của trẻ, giúp trẻ truyền đi tín hiệu của mình.
Tai: Như chúng ta đã biết tai cũng là một trong ba cơ quan tiếp nhận thông tin từ bên ngoài, khi trẻ nghe được thông tin, truyền về não bộ xử lý và sau đó phản hồi lại thông tin cho người khác. Khi cho trẻ học kỹ năng giao tiếp, bố mẹ cần lưu ý rằng chỉ khi trẻ nghe được thì vùng ngôn ngữ của trẻ mới phát triển và sau đó mới nói theo được.
Ngôn ngữ: Đây là yếu tố quan trọng nhất trong giao tiếp, chắc chắn rồi. Nếu bạn để ý thì khi còn rất bé, trẻ sẽ bập bẹ nói những từ đơn giản và khi bạn tập cho trẻ nói những từ như mẹ, ba,..thì thường trẻ sẽ nói theo. Chính vì vậy mà bạn nên dành nhiều thời gian nói chuyện với bé, điều này rất quan trọng để giúp kỹ năng giao tiếp của bé phát triển.

3. Những cách dạy học kỹ năng giao tiếp cho trẻ.  

Hãy cho trẻ thấy bạn đang lắng nghe
Lắng nghe một cách nghiêm túc là cách đầu tiên khi bạn dạy trẻ học kỹ năng giao tiếp. Đây là một kỹ năng tốt và cần thiết cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Bạn biết đấy, khi bạn tham gia vào quá trình giao tiếp với trẻ, bạn lắng nghe những gì trẻ nói một cách nghiêm túc, bạn không hề chú ý đến việc khác khi trẻ nói. Chính thái độ đó của bạn sẽ dạy trẻ cũng cần phải lắng nghe một cách nghiêm túc khi người khác nói chuyện với mình.

Hãy khuyến khích trẻ giao tiếp nhiều hơn

Cách tiếp theo trong bài học kỹ năng giao tiếp cho bé đó là hãy khuyến khích trẻ bộc lộ suy nghĩ của mình nhiều hơn. Các chuyên gia khuyên rằng, để khuyến khích trẻ đặt câu hỏi thì cô giáo và bố mẹ nên đưa ra một vấn đề hoặc một đồ vật và sau đó gợi mở các câu hỏi liên quan đến chủ đề đó để các con trả lời. Nhưng chú ý là hãy nói chuyện với trẻ như những người bạn nhé, trẻ sẽ thoải mái hơn rất nhiều. 

Dạy cho trẻ biết điều không nên làm và nên làm 

Chắc chắn bạn không muốn con của mình trở nên như một người máy đúng không? Có nhiều bố mẹ có quan niệm là con còn bé, chiều con một tý chắc không sao nên rất bao bọc con của mình. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ trở nên người thụ động, không nói ra ý kiến của mình, đến chỗ đông người thì ngại, lớn lên gặp khó khăn một chút thì suy sụp. Bởi vậy mà ngay từ khi còn bé hãy dạy trẻ những gì nên làm, những gì không nên làm.

Ví dụ như đi chơi thì khu vực nào được chơi, khu vực nào không được chơi, dạy trẻ tự ăn uống, tự chọn quần áo mặc,…để trẻ luôn chủ động và biết quy tắc ứng xử trong xã hội. Đây là bài học rất quan trọng học kỹ năng giao tiếp để trẻ không thấy xa lạ với xã hội.  

Giáo dục tác động từ hành vi của bố mẹ

Đôi khi vì bực tức hay nóng giận mà bạn có thể mắng con, vô tình nói ra những câu nói không hay làm trẻ học theo. Bố mẹ chính là nhà giáo dục đầu tiên của con cái, bạn nên để ý đến những lời nói và hành động của mình để con cái noi gương theo nhé.

Có những điều sau chắc chắn là cần phải dạy con biết:



  • Biết xin lỗi  nhận lỗi và  biết cảm ơn
  • Chào hỏi người lớn tuổi hơn
  • Khi người khác nói không cướp lời và nói leo
  • Khi chưa được sự đồng ý của người khác không được tự tiện lấy đồ của họ. 
>> Nguồn: hanoiacademy

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Tiếng Anh có vai trò gì đối với sự nghiệp của giới trẻ?

Tiếng Anh có cần thiết trong sự pháp triển sự nghiệp của các bạn trẻ hay không? Vai trò của nó là gì? Hãy cùng Benative Việt Nam đi tìm bí mật ẩn chứa trong bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi trên ngay nhé

Tiếng Anh có vai trò gì đối với sự nghiệp của giới trẻ?
10 lý do bạn nên học tiếng Anh

1. Học ngoại ngữ để tiếp cận tri thức thế giới

Đừng cười nha các bạn! Thực tế khi ta biết được nhiều ngoại ngữ ta có thể đọc, tham khảo các sách nước ngoài từ đó biết thêm được nhiều điều thú vị trên thế giới.
Đăc biệt là Anh ngữ, phần lớn các tài liệu trên thế giới đều được ghi lại bằng Anh ngữ. Ngoài ra việc học thành thạo một thứ tiếng khác ngoài tiếng mẹ đẻ sẽ giúp bạn trong cùng một vấn đề có cách xử lý, diễn đạt khác nhau.
Khi nắm trong tay ít nhất hai ngoại ngữ và biết cách so sánh chúng, bạn nhận thấy rằng kỹ năng nói và viết của mình được trau dồi rất nhiều: chính xác hơn, thông minh hơn và sáng tạo hơn. Đây chính là lý do vì sao tất cả các nhà văn, nhà thơ vĩ đại đều thành thạo khá nhiều ngoại ngữ.

2. Tốt cho não bộ

Một dự án tại Đại học Bangor của Wales đã được lập ra để tìm hiểu lợi ích của việc thạo hai ngoại ngữ. Kết quả cho thấy rằng: chính việc có thể nói, nghe và nghĩ được bằng hai ngôn ngữ và dùng hai ngôn ngữ hàng ngày làm tăng khả năng chú ý đối với mọi thứ xung quanh, giúp chúng ta làm việc tốt hơn.
Đồng thời nghiên cứu đã được thực hiện cũng cho thấy việc thạo hai ngôn ngữ cũng giúp cho não bộ đỡ bị lão hóa. Bên cạnh đó, cũng có những những bằng chứng từ Canada nói về việc sử dụng hai ngôn ngữ có thể phần nào đó giúp giảm thiểu việc mất trí nhớ khi về già.

3. Tha hồ du lịch đó đây

Du lịch nhiều nơi trên thế giới là ước mơ, là niềm vui của rất rất nhiều người nhưng việc thực hiện được ước mơ đó đòi hỏi bạn phải có một số tiền không nhỏ và cũng cần có một ‘bụng’ ngoại ngữ nữa cơ. Học ngoại ngữ để tiếp nhận tri thức, trước khi qua xứ lạ quê người bạn cũng có thể tự trang bị cho mình một số kiến thức như văn hóa, ẩm thực, địa điểm du lịch nổi tiếng…
Nếu đặt chân đến một nơi mà bạn hoàn toàn mù tịt tiếng mẹ đẻ của người ta, bạn sẽ cảm thấy vô cùng lạc lõng và bất lực với bản thân và thế là kế hoạc du lịch dời lại chỉ vì phải trang trải nhiều chi phí. Cho nên hãy cố gắng học ngoại ngữ nó sẽ là chiếc vé với giá thấp nhất cho những chuyến du lịch xuyên quốc gia đấy!

4. Học để giỏi hơn

Việc học ngoại ngữ yêu cầu ở bạn rất nhiều kỹ năng, chính vì thế, trong quá trình trau dồi ngoại ngữ ấy, bạn đã vô thức nâng cao kỹ năng sống cùng kỹ năng học tập trong nhiều lĩnh vực khác. Học ngoại ngữ thì nâng cao khả năng suy nghĩ, lập luận, tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề,…

5. Giàu có – hấp dẫn

Bạn không biết hoặc không giỏi ngoại ngữ? Bạn không thất nghiệp, nhưng bạn sẽ không thể sở hữu một vị trí, một công việc tuyệt vời, một thu nhập ‘như mơ’. Nếu bạn thành thạo ngoại ngữ cộng với việc làm chủ những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống và công việc thì tất cả mọi thứ sẽ nằm gọn trong tầm tay bạn.
Việc học ngoại ngữ không chỉ đem cho ta của cải đâu nhá! Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu diễn ra tại Anh, những người học hoặc biết nhiều ngoại ngữ có khả năng hấp dẫn bạn khác giới hơn những người bình thường nữa đấy!

>> Nguồn: Sưu tầm.

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Cách sử dụng của Wear , Put on and Dress trong ngữ pháp tiếng Anh


Cả 3 từ Wear vs. Put on vs. Dress rất dễ nhầm vì chúng đều dùng để chỉ hành động mặc quần áo. Tuy vậy, 3 từ này không đơn thuần chỉ nghĩa mặc quần áo. Chúng còn được dùng trong rất nhiều ngữ cảnh khác nhau.

Cách sử dụng của Wear , Put on and Dress trong ngữ pháp tiếng Anh
Wear , Put on and Dress trong ngữ pháp tiếng Anh


Wear

- wear nghĩa là "mặc, đeo cái gì đó trên người".
Ví dụ:
She was wearing a beautiful diamond necklace.
Cô ấy đeo một cái vòng cổ kim cương tuyệt đẹp.

- wear còn được dùng khi nói ai đó để tóc hoặc để râu theo một cách đặc biệt:
Ví dụ:
David Beckham used to wear his hair short, but now he is wearing it long.
David Beckham từng để tóc ngắn nhưng giờ thì anh ấy đang để tóc dài.

- wear còn có nghĩa là "thứ gì đó trở nên vô dụng, xác xơ hay kiệt quệ do dùng thường xuyên và đã quá lâu".
Ví dụ:
This carpet is beginning to wear. We shall soon have to replace it.
Cái thảm này đã cũ rách rồi. Chúng ta phải nhanh mua cái mới thôi.

- Cụm từ to wear thin có nghĩa là "cạn kiệt, yếu dần" và cụm động từ to wear out có nghĩa là "mòn dần". Nếu ai đó thấy worn out, tức là họ cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Đối với vật worn out có nghĩa là "mòn do dùng nhiều".
Ví dụ:
He is such an annoying person. My patience is wearing thin.
Anh ta quả là một người khó chịu. Lòng kiên nhẫn của tôi đang cạn dần.
If you didn't play football every day, your shoes wouldn't wear out so quickly.
Nếu cậu không chơi bóng đá hàng ngày, giầy của cậu sẽ không bị mòn nhanh đến thế.
I've spent all day shopping and I feel quite worn out.
Mình đi mua sắm cả ngày nên mình cảm thấy mệt quá!

Put on

- put clothes on có nghĩa là "mặc (áo...) vào, đội (mũ) vào, đi (giày...) vào...", tức là bạn đặt chúng lên người (place them on your body) để có được động từ wear. Trái nghĩa với put clothes on là take clothes off.
Ví dụ:
Take that shirt off and put on a new one. You can't go out in such an old shirt.
Hãy cởi cái áo đó ra và mặc áo mới vào. Con không thể ra ngoài với cái áo sơ mi cũ như thế được.

- Put on weight là "lên/tăng cân", cụm từ trái nghĩa là to lose weight: giảm cân
Ví dụ:
I thought I was going to put on some weight on holiday, but I lost half a kilo as I swam every day.
Mình nghĩ là mình sẽ tăng cân sau kì nghỉ hè nhưng mình giảm nửa kí vì mình đi bơi hằng ngày.

- Put on còn có nghĩa là "bật (đèn, ti vi, đài…)"
Ví dụ:
Why don't you put that new CD on so that I have some music while I'm ironing?
Sao anh không bật cái đĩa CD mới để em có thể nghe trong khi ủi đồ nhỉ?

- Put on = perform: trình diễn, đưa lên sân khấu
Ví dụ:
They put on a new play, but had to stopped it after three days as nobody came.
Họ trình diễn một vở kịch mới nhưng phải ngưng lại 3 ngày sau đó vì không ai đến xem cả.

Dress

- Động từ dress tương đương với cụm từ put clothes on. Chúng ta thường nói get dressed = dress trong trường hợp không trang trọng.
Ví dụ:
You'd better get dressed now. Henry will be here in ten minutes.
Cậu nên mặc quần áo ngay đi. 10 phút nữa Henry sẽ đến đây đấy.

- dress sb: tắm rửa và mặc đồ mới cho ai đó.
Ví dụ:
She came in covered in mud. So I dressed her in new clothes.
Cô bé bước vào mà người lấm lem bùn. Nên tôi đã tắm rửa và mặc quần áo mới cho cô bé.

- dress a wound:rửa và băng bó vết thương
Ví dụ:
I think it had better not to dress that wound. We'll just leave it.
Mình nghĩ là không nên sát trùng và băng bó vết thương đó. Cứ để mặc nó rồi sẽ khỏi mà.

- dress up là "ăn mặc chỉnh tề, chải chuốt, khiến ai đó trở nên bảnh bao, sang trọng hơn". Trái nghĩa với dress up là dress down, tức là "mặc quần áo bình thường, hay được dùng khi nói về quần áo của công nhân khi làm việc".
Ví dụ:
I must dress up at Edward's party next Saturday.
Mình phải thật diện khi tới bữa tiệc của Edward thứ bảy tới.
In certain offices in the city on Fridays, there is no need for staff to wear a uniform. They can dress down.
Tại một số văn phòng trong thành phố, vào ngày thứ 6, nhân viên không phải mặc đồng phục. Họ có thể mặc quần áo bình thường.

- dress up as somebody or something còn có nghĩa là "hóa trang"
Ví dụ:
I am going to dress up as the pumpkin from Cinderella.
Mình sẽ hóa trang là quả bí ngô trong truyện cổ tích Cô bé Lọ Lem.

- Dress down somebody hoặc dress somebody down nghĩa là "mắng mỏ ai đó vì họ đã làm sai điều gì".
Ví dụ:
She dressed him down in front of his co-workers.
Cô ta mắng anh ấy ngay trước mặt những đồng nghiệp của anh.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu sự phong phú trong cách dùng các động từ "wear, dress , put on" trong tiếng Anh. Chúc các bạn học tốt.
>> Nguồn: Tổng hợp

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Tổng hợp từ vựng tiến Anh về các loại thức ăn


Bạn cần bổ sụng từ vựng tiếng Anh cơ bản về các chủ đề thông dụng mỗi ngày. Hôm nay, hãy cùng bỏ túi những từ vựng về chủ đề các loại thức ăn qua bài viết dưới đây.

Tổng hợp từ vựng tiến Anh về các loại thức ăn

Từ vựng tiến Anh về các loại THỊT

bacon thịt muối
beef   thịt bò
chicken       thịt gà
cooked meat         thịt chín
duck  vịt
ham   thịt giăm bông
kidneys       thận
lamb  thịt cừu
liver   gan
mince hoặc minced beef thịt bò xay
paté   pa tê
salami          xúc xích Ý
sausages      xúc xích
pork  thịt lợn
pork pie      bánh tròn nhân thịt xay
sausage roll  bánh mì cuộn xúc xích
turkey          gà tây
veal   thịt bê



Từ vựng tiến Anh về HOA QUẢ

apple táo
apricot        
banana        chuối
blackberry   quả mâm xôi đen
blackcurrant quả lý chua đen
blueberry     quả việt quất
cherry          quả anh đào
coconut       quả dừa
fig      quả sung
gooseberry   quả lý gai
grape nho
grapefruit     quả bưởi
kiwi fruit     quả kiwi
lemon          quả chanh tây
lime   quả chanh ta
mango         xoài
melon          dưa
orange         cam
peach đào
pear  
pineapple    dứa
plum  mận
pomegranate         quả lựu
raspberry     quả mâm xôi đỏ
redcurrant    quả lý chua đỏ
rhubarb       quả đại hoàng
strawberry   quả dâu
bunch of bananas  nải chuối
bunch of grapes    chùm nho

Từ vựng tiếng Anh thông dụng về các loại CÁ

anchovy      cá trồng
cod    cá tuyết
haddock      cá êfin
herring        cá trích
kipper         cá trích hun khói (cá hun khói, thường là cá trích)
mackerel      cá thu
pilchard       cá mòi cơm
plaice cá bơn sao
salmon        cá hồi (nước mặn và to hơn)
sardine        cá mòi
smoked salmon     cá hồi hun khói
sole    cá bơn
trout  cá hồi (nước ngọt và nhỏ hơn)
tuna   cá ngừ

RAU

artichoke     cây a-ti-sô
asparagus     măng tây
aubergine    cà tím
avocado      quả bơ
beansprouts giá đỗ
beetroot       củ dền đỏ
broad beans đậu ván
broccoli       súp lơ xanh
Brussels sprouts    mầm bắp cải Brussels
cabbage       bắp cải
carrot cà rốt
cauliflower  súp lơ trắng
celery cần tây
chilli hoặc chilli pepper   ớt
courgette     bí xanh
cucumber    dưa chuột
French beans         đậu cô ve
garlic tỏi
ginger          gừng
leek   tỏi tây
lettuce         rau xà lách
mushroom   nấm
onion hành tây
peas   đậu Hà Lan
pepper         quả ớt ngọt
potato (số nhiều: potatoes)       khoai tây
pumpkin     bí ngô
radish củ cải cay ăn sống
rocket          rau cải xoăn
runner beans         đậu tây
swede          củ cải Thụy Điển
sweet potato (số nhiều: sweet potatoes)        khoai lang
sweetcorn    ngô ngọt
tomato (số nhiều: tomatoes)     cà chua
turnip củ cải để nấu chín
spinach        rau chân vịt
spring onion         hành lá
squash         quả bí
clove of garlic       nhánh tỏi
stick of celery        cây cần tây

THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP VÀ ĐÔNG LẠNH

baked beans đậu nướng
corned beef thịt bò muối
kidney beans         đậu tây (hình dạng giống quả thận)
soup  súp
tinned tomatoes     cà chua đóng hộp
chips  khoai tây chiên
fish fingers  cá tẩm bột
frozen peas  đậu Hà Lan đông lạnh
frozen pizza pizza đông lạnh
ice cream     kem

NGUYÊN LIỆU NẤU ĂN

cooking oil  dầu ăn
olive oil       dầu ô-liu
stock cubes  viên gia vị nấu súp
tomato purée         cà chua say nhuyễn

SẢN PHẨM TỪ SỮA

butter
cream kem
cheese         phô mai
blue cheese  phô mai xanh
cottage cheese       phô mai tươi
goats cheese phô mai dê
crème fraîche         kem lên men
eggs   trứng
free range eggs      trứng gà nuôi thả tự nhiên
margarine    bơ thực vật
milk   sữa
full-fat milk sữa nguyên kem/sữa béo
semi-skimmed milk        sữa ít béo
skimmed milk       sữa không béo/sữa gầy
sour cream   kem chua
yoghurt       sữa chua

BÁNH MÌ, BÁNH NGỌT, VÀ LÀM BÁNH TẠI NHÀ

baguette       bánh mì baguette
bread rolls   cuộn bánh mì
brown bread         bánh mì nâu
white bread bánh mì trắng
garlic bread  bánh mì tỏi
pitta bread   bánh mì dẹt
loaf hoặc loaf of bread    ổ bánh mì
sliced loaf    ổ bánh mì đã thái lát
cake   bánh ngọt
Danish pastry        bánh sừng bò Đan Mạch
quiche         bánh quiche của Pháp (nhân thịt xông khói)
sponge cake bánh bông lan
baking powder      bột nở
plain flour   bột mì thường
self-raising flour    bột mì pha sẵn bột nở
cornflour     bột ngô
sugar  đường
brown sugar          đường nâu
icing sugar   đường bột
pastry bột mì làm bánh nướng
yeast  men nở
dried apricots        quả mơ khô
prunes         quả mận khô
dates  quả chà là khô
raisins          nho khô
sultanas       nho khô không hạt

ĐỒ ĂN SÁNG

breakfast cereal      ngũ cốc ăn sáng nói chung
cornflakes    ngũ cốc giòn
honey          mật ong
jam    mứt
marmalade   mứt cam
muesli         ngũ cốc hạt nhỏ
porridge      cháo
toast   bánh mì nướng

THỰC PHẨM KHÁC

noodles       bún miến
pasta  mì Ý nói chung
pasta sauce  sốt cà chua nấu mì
pizza  pizza
rice    gạo
spaghetti      mì ống

GIA VỊ VÀ NƯỚC XỐT

ketchup       xốt cà chua
mayonnaise mayonnaise
mustard       mù tạc
pepper         hạt tiêu
salad dressing        xốt/dầu giấm trộn sa lát
salt     muối
vinaigrette   dầu giấm có rau thơm
vinegar        giấm

ĐỒ ĂN VẶT

biscuits        bánh qui
chocolate     sô cô la
crisps khai tây lát mỏng chiên giòn
hummus      món khai vị
nuts   đậu hạt
olives quả ô liu
peanuts        lạc
sweets         kẹo
walnuts       quả óc chó

RAU THƠM

basil   húng quế
chives          lá thơm
coriander     rau mùi
dill     thì là
parsley         mùi tây
rosemary     hương thảo
sage   cây xô thơm
thyme          húng tây

GIA VỊ

chilli powder         ớt bột
cinnamon    quế
cumin          thì là Ai-cập
curry powder        bột cà ri
nutmeg        hạt nhục đậu khấu
paprika        ớt cựa gà
saffron         nhụy hoa nghệ tây

CÁC TỪ HỮU ÍCH KHÁC

organic        hữu cơ
ready meal   đồ ăn chế biến sẵn

ĐÓNG GÓI THỨC ĂN

bag of potatoes      túi khoai tây
bar of chocolate    thanh sô cô la
bottle of milk        chai sữa
carton of milk       hộp sữa
box of eggs hộp trứng
jar of jam     lọ mứt
pack of butter        gói bơ
packet of biscuits  gói bánh quy
packet of crisps hoặc bag of crisps      gói khoai tây chiên lát mỏng
packet of cheese    gói phô mai
punnet of strawberries     giỏ dâu tây
tin of baked beans hộp đậu nướng
tub of ice cream    cốc kem
>> Tổng hợp

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

NGƯỜI TRẺ ĐI LÀM: THIẾU KỸ NĂNG GIAO TIẾP – CỨ IM LẶNG ĐI RỒI “CHẾT”!

Sau khi chứng kiến nhiều câu chuyện, tôi đã hiểu ra rằng việc tự biến mình thành Hello Kitty nơi công sở chính là hậu quả của những hiểu lầm trong môi trường làm việc. Nỗi sợ hãi đã khiến các bạn trẻ câm lặng, và rồi, thiệt thòi mà chẳng biết kêu ai! Đến đây mới hiểu kỹ năng giao tiếp quan trọng đến nhường nào!

Ông bà ta có câu: “Im lặng là vàng”. Rất nhiều bạn trẻ đã áp dụng lời dạy này vào công việc. Nhưng rốt cuộc, vàng đâu không thấy, chỉ thấy sự im lặng giống như một loại virus phá hủy mọi mối quan hệ, cơ hội và cả công việc của mình. Rốt cuộc, lời ông bà sai hay chúng ta sai?


NGƯỜI TRẺ ĐI LÀM: THIẾU KỸ NĂNG GIAO TIẾP – CỨ IM LẶNG ĐI RỒI “CHẾT”!


Trong công việc, suốt hơn 10 năm qua tôi đã có cơ hội cộng tác với rất nhiều bạn trẻ, sinh viên cũng có, mà ra trường cũng có. Giới trẻ Việt Nam nhìn chung rất năng động, ham học hỏi, nhưng cũng có rất nhiều bạn phạm phải một sai lầm chết người khi đi làm: Tự biến mình thành những chú Hello Kitty “không có miệng” ở công sở, xem im lặng là vàng, rốt cuộc tự chuốc cho mình rất nhiều thứ đáng tiếc.


NHƯNG RỐT CUỘC LÀ TẠI SAO?

Sau khi chứng kiến nhiều câu chuyện, tôi đã hiểu ra rằng đó chính là hậu quả của những hiểu lầm trong môi trường công sở. Nỗi sợ hãi đã khiến các bạn trẻ câm lặng!
Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất và phổ biến nhất của các bạn trẻ ở công sở chính là: Sếp! Mà chẳng cứ gì là bạn trẻ, nhiều người đi làm đã lâu vẫn luôn xem sếp là “ông kẹ” công sở. Người lao động nhìn chung vẫn e ngại khi nhìn vào một quyền lợi của mình: Quyền được đối thoại, ngay cả là với ông sếp bự nhất!
Một ví dụ đơn giản mà tôi từng trải qua: Ngày trước tôi từng tuyển một bạn trẻ có background khá tốt, là sinh viên giỏi của một trường đại học thuộc hàng top. Gặp nhau bàn bạc, trao đổi công việc, bạn cứ dạ dạ gật gật, rồi tự dưng sau đó lặn không sủi bọt, nhắn tin không trả lời, điện thoại không bắt máy.
Một thời gian sau, tôi tình cờ biết được bạn đi than vãn là bị tôi ép buộc làm việc quá sức (bạn chưa chính thức làm việc được ngày nào), bạn không kham nổi deadline nên tự rút không làm nữa , nhưng lúc giao deadline bạn chỉ gật đầu dạ dạ, khi được hỏi ý kiến cũng dạ dạ gật gật. Tôi đương nhiên là sửng sốt vô cùng, nhưng ngay lập tức hiểu ra bạn này thuộc vào kiểu bạn trẻ mới đi làm nào.


ĐÓ LÀ BẠN MANG ĐIỂM YẾU RÕ RÀNG VỀ MẶT GIAO TIẾP.

Cốt lõi nhất của làm việc là mạnh dạn trao đổi với nhau. Nếu thấy có bất cứ điều gì vướng mắc thì cứ mạnh dạn nói ra. Nhưng nhiều người lại chọn giải pháp im lặng, bất mãn, rồi nghỉ việc. Trong khi câu chuyện hoàn toàn có thể diễn ra theo một chiều hướng khác!
Hành động này xuất phát từ tâm lí nhiều người cứ nghĩ: Sếp là những kẻ chả bao giờ quan tâm bạn bận rộn thế nào hay đang có khó khăn gì, họ chỉ muốn kết quả, nếu bạn không thể đáp ứng yêu cầu thì xin chào tạm biệt. Tôi nghĩ đúng là có kiểu sếp này tồn tại trên đời, nhưng đây hoàn toàn là kiểu quản lí không hợp lý.

Những người quản lí có kinh nghiệm thừa hiểu rằng nhân sự nào cũng là một con người với cuộc sống riêng của họ. Vì thế trong công việc, họ luôn cân bằng giữa đòi hỏi và thực tế, cụ thể như thế này:
Tôi muốn anh làm cho tôi 10 điều này – đây là mặt lí tưởng, nhưng người quản lí tốt luôn hiểu rằng về mặt thực tế có thể có rất nhiều phát sinh: Thời gian để thực hiện cần dài hơn vì lí do ABC, hoặc nhân sự này chỉ có thể thực hiện được 8 điều vì lí do XYZ.
Môi trường làm việc tốt luôn là sự điều chỉnh hài hòa giữa đòi hỏi và thực tế, giữa sự cố gắng hết sức của nhân viên và sự cảm thông lẫn dẫn dắt động viên của người quản lí. Đó cũng là lí do vì sao không phải người có tài nào cũng có thể làm sếp. Tài năng đòi hỏi IQ, nhưng khả năng quản lí còn đòi hỏi cả EQ nữa.
Chính vì thế, các bạn trẻ hãy hiểu rằng sếp chỉ đặt ra cho bạn bài toán A chứ không phải là mệnh lệnh A. Mà “làm toán” thì chúng ta cùng làm. Khi sếp hỏi: Em có gì muốn trao đổi không? Thì đây chính là lúc để bạn đưa ra ý kiến phản hồi: Bạn nghĩ mình có thể giải được bao nhiêu %, mất bao lâu, cần thêm trợ giúp gì.
Sếp không phải là ông kẹ công sở, người mà nhất nhất chỉ ra mệnh lệnh hay chực chờ vùi dập bạn như ngáo ộp yêu ma. Bạn có quyền đối thoại, trao đổi với sự cầu tiến và cố gắng hết mức.
Trường hợp của bạn gái mà tôi vừa kể chỉ là mức nhẹ nhất của việc áp dụng sai câu “Im lặng là vàng”. Nhưng đáng tiếc là cô bạn này mất đi cơ hội mà bạn chưa bao giờ được nhìn thấy, thành ra có thể với cô ấy nó chẳng mang lại bài học gì.
Nhưng với nhiều bạn trẻ khác, việc áp dụng sai lời ông bà dạy: “Im lặng là vàng” lại mang đến khá nhiều hậu quả. Đó là với các bạn đã thực sự ở vào môi trường công sở và sống với nó mỗi ngày.
“Hello Kitty” công sở thường im lặng trước những điều mà lẽ ra cần phải trao đổi vì trong họ còn rất nhiều nỗi sợ hãi khác.


KHÔNG HỎI NHỮNG VẤN ĐỀ MÌNH CHƯA BIẾT

Nhiều sinh viên đi làm thêm hoặc mới ra trường và lần đầu bước vào công sở thường hay được khuyên rằng “Im lặng là vàng”. Lời dạy này thường được phiên ra thành: Đừng có dại mà thắc mắc quá nhiều kẻo bị chửi, bị khinh. Sự im lặng bỗng chốc bị đánh đồng thành thụ động, khép mình.
Trong khi lẽ ra nó phải là thái độ cầu thị khôn ngoan mà không cần đến mồm mép tép nhảy. Bạn không nói nhưng phải quan sát, không nói nhiều nhưng phải hỏi đúng trọng tâm đâu là chỗ mình còn mơ hồ. Đó mới chính là ý nghĩa thực sự của câu “Im lặng là vàng”!
Thực ra phân tích tâm lí của những người trẻ đi làm là công việc khá phức tạp và cần nhiều giấy mực.
Không lên tiếng thắc mắc còn có thể xuất phát từ nguyên nhân khác. Sợ bị chửi ngu dốt là một phần, nhiều bạn trẻ không lên tiếng hỏi còn là vì nghĩ… mình đã biết tỏng hết rồi. Cuối cùng, dù không biết gì hay nghĩ mình biết tuốt đều có thể dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng.
Đến khi hậu họa ập tới mới chống chế yếu ớt: “Tại em không biết?”. Không biết tại sao không hỏi?

Nhưng thực ra, có sai sót xảy ra để thức tỉnh đã là chuyện may. Vì có làm thì có sai, sai mà biết sửa thì thành ra lại tốt hơn. Có những kẻ ăn may dù không hỏi han thắc mắc gì nhưng hậu họa không xảy ra nên càng lúc càng tưởng rằng “ngu si sẽ hưởng thái bình”. Nhưng họ không hiểu rằng việc im lặng thụ động nơi công sở sẽ dẫn đến hậu quả không thấy được ngay trước mắt nhưng thực sự nguy hại về sau: Các bạn có thể làm đến vài năm trong một vị trí mà thực sự chẳng học hỏi được thêm điều gì, ù ù cạc cạc về lĩnh vực mình đang làm việc.
Làm việc tức là hướng tới sự phát triển chứ đừng chỉ mưu cầu sự ấm êm. Chính vì cứ mong đợi một chỗ ngồi ổn định nên nhiều người ngại hỏi, ngại vỡ ra vấn đề. Nhưng nếu thế, bạn sẽ không bao giờ tiến lên được. Hãy làm việc như cách mà Leah LaBelle đã nói: “Làm việc thật vất vả đẻ đạt được thứ bạn muốn vì không thứ gì đến với mình mà không có sự đấu tranh.”
Không đề nghị những vấn đề quyền lợi cho mình, không thắc mắc về những thứ cảm thấy chưa hợp lí hoặc bất công
Đây chính là hai khía cạnh khác mà các bạn trẻ thường e ngại nói đến. Không đề nghị những vấn đề quyền lợi cho mình, tại sợ bị đánh giá mới đi làm đã đòi hỏi này nọ. Không thắc mắc về những thứ mình cảm thấy chưa hợp lí hoặc bất công, tại sợ bị ghét, bị đuổi, bị trù dập cho chết luôn khỏi thắc mắc nữa.
Những trường hợp này lại phân công sở ra làm hai hạng người: Hello Kitty và “Bà nội thiên hạ”. Những người không bao giờ lên tiếng thắc mắc và những người lúc nào cũng sồn sồn đòi hỏi dù chưa thực sự làm nên cơm cháo gì.
Ở giữa hai kiểu người này chính là những người hiểu được sự khéo léo trong giao tiếp. Hỏi làm sao để là lời đề nghị chứ không phải yêu sách. Nói làm sao để là sự trao đổi chứ không phải là gây hấn.
Nhưng thực ra bạn cũng không cần quá lo lắng. Vì điều này hiếm khi là khả năng sẵn có, mà là hình thành qua kinh nghiệm. Tốt nhất vẫn là bạn cứ phải lên tiếng đi, cứ cân nhắc câu chữ, rồi dần dần sẽ học được cách giao tiếp tốt nhất.
Nguồn: kênh 14

NGƯỜI TRẺ ĐI LÀM: THIẾU KỸ NĂNG GIAO TIẾP – CỨ IM LẶNG ĐI RỒI “CHẾT”!

Sau khi chứng kiến nhiều câu chuyện, tôi đã hiểu ra rằng việc tự biến mình thành Hello Kitty nơi công sở chính là hậu quả của những hiểu lầm trong môi trường làm việc. Nỗi sợ hãi đã khiến các bạn trẻ câm lặng, và rồi, thiệt thòi mà chẳng biết kêu ai! Đến đây mới hiểu kỹ năng giao tiếp quan trọng đến nhường nào!

Ông bà ta có câu: “Im lặng là vàng”. Rất nhiều bạn trẻ đã áp dụng lời dạy này vào công việc. Nhưng rốt cuộc, vàng đâu không thấy, chỉ thấy sự im lặng giống như một loại virus phá hủy mọi mối quan hệ, cơ hội và cả công việc của mình. Rốt cuộc, lời ông bà sai hay chúng ta sai?

NGƯỜI TRẺ ĐI LÀM: THIẾU KỸ NĂNG GIAO TIẾP – CỨ IM LẶNG ĐI RỒI “CHẾT”!


Trong công việc, suốt hơn 10 năm qua tôi đã có cơ hội cộng tác với rất nhiều bạn trẻ, sinh viên cũng có, mà ra trường cũng có. Giới trẻ Việt Nam nhìn chung rất năng động, ham học hỏi, nhưng cũng có rất nhiều bạn phạm phải một sai lầm chết người khi đi làm: Tự biến mình thành những chú Hello Kitty “không có miệng” ở công sở, xem im lặng là vàng, rốt cuộc tự chuốc cho mình rất nhiều thứ đáng tiếc.

NHƯNG RỐT CUỘC LÀ TẠI SAO?

Sau khi chứng kiến nhiều câu chuyện, tôi đã hiểu ra rằng đó chính là hậu quả của những hiểu lầm trong môi trường công sở. Nỗi sợ hãi đã khiến các bạn trẻ câm lặng!
Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất và phổ biến nhất của các bạn trẻ ở công sở chính là: Sếp! Mà chẳng cứ gì là bạn trẻ, nhiều người đi làm đã lâu vẫn luôn xem sếp là “ông kẹ” công sở. Người lao động nhìn chung vẫn e ngại khi nhìn vào một quyền lợi của mình: Quyền được đối thoại, ngay cả là với ông sếp bự nhất!
Một ví dụ đơn giản mà tôi từng trải qua: Ngày trước tôi từng tuyển một bạn trẻ có background khá tốt, là sinh viên giỏi của một trường đại học thuộc hàng top. Gặp nhau bàn bạc, trao đổi công việc, bạn cứ dạ dạ gật gật, rồi tự dưng sau đó lặn không sủi bọt, nhắn tin không trả lời, điện thoại không bắt máy.
Một thời gian sau, tôi tình cờ biết được bạn đi than vãn là bị tôi ép buộc làm việc quá sức (bạn chưa chính thức làm việc được ngày nào), bạn không kham nổi deadline nên tự rút không làm nữa , nhưng lúc giao deadline bạn chỉ gật đầu dạ dạ, khi được hỏi ý kiến cũng dạ dạ gật gật. Tôi đương nhiên là sửng sốt vô cùng, nhưng ngay lập tức hiểu ra bạn này thuộc vào kiểu bạn trẻ mới đi làm nào.

ĐÓ LÀ BẠN MANG ĐIỂM YẾU RÕ RÀNG VỀ MẶT GIAO TIẾP.

Cốt lõi nhất của làm việc là mạnh dạn trao đổi với nhau. Nếu thấy có bất cứ điều gì vướng mắc thì cứ mạnh dạn nói ra. Nhưng nhiều người lại chọn giải pháp im lặng, bất mãn, rồi nghỉ việc. Trong khi câu chuyện hoàn toàn có thể diễn ra theo một chiều hướng khác!
Hành động này xuất phát từ tâm lí nhiều người cứ nghĩ: Sếp là những kẻ chả bao giờ quan tâm bạn bận rộn thế nào hay đang có khó khăn gì, họ chỉ muốn kết quả, nếu bạn không thể đáp ứng yêu cầu thì xin chào tạm biệt. Tôi nghĩ đúng là có kiểu sếp này tồn tại trên đời, nhưng đây hoàn toàn là kiểu quản lí không hợp lý.

Những người quản lí có kinh nghiệm thừa hiểu rằng nhân sự nào cũng là một con người với cuộc sống riêng của họ. Vì thế trong công việc, họ luôn cân bằng giữa đòi hỏi và thực tế, cụ thể như thế này:
Tôi muốn anh làm cho tôi 10 điều này – đây là mặt lí tưởng, nhưng người quản lí tốt luôn hiểu rằng về mặt thực tế có thể có rất nhiều phát sinh: Thời gian để thực hiện cần dài hơn vì lí do ABC, hoặc nhân sự này chỉ có thể thực hiện được 8 điều vì lí do XYZ.
Môi trường làm việc tốt luôn là sự điều chỉnh hài hòa giữa đòi hỏi và thực tế, giữa sự cố gắng hết sức của nhân viên và sự cảm thông lẫn dẫn dắt động viên của người quản lí. Đó cũng là lí do vì sao không phải người có tài nào cũng có thể làm sếp. Tài năng đòi hỏi IQ, nhưng khả năng quản lí còn đòi hỏi cả EQ nữa.
Chính vì thế, các bạn trẻ hãy hiểu rằng sếp chỉ đặt ra cho bạn bài toán A chứ không phải là mệnh lệnh A. Mà “làm toán” thì chúng ta cùng làm. Khi sếp hỏi: Em có gì muốn trao đổi không? Thì đây chính là lúc để bạn đưa ra ý kiến phản hồi: Bạn nghĩ mình có thể giải được bao nhiêu %, mất bao lâu, cần thêm trợ giúp gì.
Sếp không phải là ông kẹ công sở, người mà nhất nhất chỉ ra mệnh lệnh hay chực chờ vùi dập bạn như ngáo ộp yêu ma. Bạn có quyền đối thoại, trao đổi với sự cầu tiến và cố gắng hết mức.
Trường hợp của bạn gái mà tôi vừa kể chỉ là mức nhẹ nhất của việc áp dụng sai câu “Im lặng là vàng”. Nhưng đáng tiếc là cô bạn này mất đi cơ hội mà bạn chưa bao giờ được nhìn thấy, thành ra có thể với cô ấy nó chẳng mang lại bài học gì.
Nhưng với nhiều bạn trẻ khác, việc áp dụng sai lời ông bà dạy: “Im lặng là vàng” lại mang đến khá nhiều hậu quả. Đó là với các bạn đã thực sự ở vào môi trường công sở và sống với nó mỗi ngày.
“Hello Kitty” công sở thường im lặng trước những điều mà lẽ ra cần phải trao đổi vì trong họ còn rất nhiều nỗi sợ hãi khác.

KHÔNG HỎI NHỮNG VẤN ĐỀ MÌNH CHƯA BIẾT

Nhiều sinh viên đi làm thêm hoặc mới ra trường và lần đầu bước vào công sở thường hay được khuyên rằng “Im lặng là vàng”. Lời dạy này thường được phiên ra thành: Đừng có dại mà thắc mắc quá nhiều kẻo bị chửi, bị khinh. Sự im lặng bỗng chốc bị đánh đồng thành thụ động, khép mình.
Trong khi lẽ ra nó phải là thái độ cầu thị khôn ngoan mà không cần đến mồm mép tép nhảy. Bạn không nói nhưng phải quan sát, không nói nhiều nhưng phải hỏi đúng trọng tâm đâu là chỗ mình còn mơ hồ. Đó mới chính là ý nghĩa thực sự của câu “Im lặng là vàng”!
Thực ra phân tích tâm lí của những người trẻ đi làm là công việc khá phức tạp và cần nhiều giấy mực.
Không lên tiếng thắc mắc còn có thể xuất phát từ nguyên nhân khác. Sợ bị chửi ngu dốt là một phần, nhiều bạn trẻ không lên tiếng hỏi còn là vì nghĩ… mình đã biết tỏng hết rồi. Cuối cùng, dù không biết gì hay nghĩ mình biết tuốt đều có thể dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng.
Đến khi hậu họa ập tới mới chống chế yếu ớt: “Tại em không biết?”. Không biết tại sao không hỏi?

Nhưng thực ra, có sai sót xảy ra để thức tỉnh đã là chuyện may. Vì có làm thì có sai, sai mà biết sửa thì thành ra lại tốt hơn. Có những kẻ ăn may dù không hỏi han thắc mắc gì nhưng hậu họa không xảy ra nên càng lúc càng tưởng rằng “ngu si sẽ hưởng thái bình”. Nhưng họ không hiểu rằng việc im lặng thụ động nơi công sở sẽ dẫn đến hậu quả không thấy được ngay trước mắt nhưng thực sự nguy hại về sau: Các bạn có thể làm đến vài năm trong một vị trí mà thực sự chẳng học hỏi được thêm điều gì, ù ù cạc cạc về lĩnh vực mình đang làm việc.
Làm việc tức là hướng tới sự phát triển chứ đừng chỉ mưu cầu sự ấm êm. Chính vì cứ mong đợi một chỗ ngồi ổn định nên nhiều người ngại hỏi, ngại vỡ ra vấn đề. Nhưng nếu thế, bạn sẽ không bao giờ tiến lên được. Hãy làm việc như cách mà Leah LaBelle đã nói: “Làm việc thật vất vả đẻ đạt được thứ bạn muốn vì không thứ gì đến với mình mà không có sự đấu tranh.”
Không đề nghị những vấn đề quyền lợi cho mình, không thắc mắc về những thứ cảm thấy chưa hợp lí hoặc bất công
Đây chính là hai khía cạnh khác mà các bạn trẻ thường e ngại nói đến. Không đề nghị những vấn đề quyền lợi cho mình, tại sợ bị đánh giá mới đi làm đã đòi hỏi này nọ. Không thắc mắc về những thứ mình cảm thấy chưa hợp lí hoặc bất công, tại sợ bị ghét, bị đuổi, bị trù dập cho chết luôn khỏi thắc mắc nữa.
Những trường hợp này lại phân công sở ra làm hai hạng người: Hello Kitty và “Bà nội thiên hạ”. Những người không bao giờ lên tiếng thắc mắc và những người lúc nào cũng sồn sồn đòi hỏi dù chưa thực sự làm nên cơm cháo gì.
Ở giữa hai kiểu người này chính là những người hiểu được sự khéo léo trong giao tiếp. Hỏi làm sao để là lời đề nghị chứ không phải yêu sách. Nói làm sao để là sự trao đổi chứ không phải là gây hấn.
Nhưng thực ra bạn cũng không cần quá lo lắng. Vì điều này hiếm khi là khả năng sẵn có, mà là hình thành qua kinh nghiệm. Tốt nhất vẫn là bạn cứ phải lên tiếng đi, cứ cân nhắc câu chữ, rồi dần dần sẽ học được cách giao tiếp tốt nhất.
Nguồn: kênh 14